Thị trường dược phẩm Việt Nam: Lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

Thị trường dược phẩm Việt Nam: Lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt

So với một số nước phát triển trên thế giới, ngành dược phẩm Việt Nam được đánh giá khá non trẻ về “tuổi đời” lẫn kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau hơn hai mươi năm đổi mới cùng nền kinh tế đất nước, ngành dược phẩm đang dần “lột xác”, có những bước tiến nhất định. Hiện tại, ngành công nghiệp dược nước ta đã và đang phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng.

Nhà máy Dược phẩm GMP-WHO Quảng Bình

Nhà máy Dược phẩm GMP-WHO Quảng Bình

Những bước tiến mới

Ba năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO mang lại những thuận lợi cũng như khó khăn cho ngành dược. Ngành dược đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển. Bên cạnh những thuận lợi về môi trường đầu tư, tiếp cận công nghệ mới, đón một lượng vốn đầu tư lớn, có cơ hội lựa chọn nguồn nguyên liệu đa dạng với chi phí hợp lý,… ngành dược phải đối đầu với không ít khó khăn như: Năng lực cạnh tranh yếu, thiếu hiểu biết các quy định về sở hữu trí tuệ; thiếu vốn, kỹ thuật công nghệ; đối mặt với các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài trên một sân chơi bình đẳng khi chính phủ cam kết giảm thuế suất thuế nhập khẩu; nới lỏng chính sách với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tuy nhiên, lớn mạnh cùng thời gian, ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các nguyên tắc cơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”; chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá-tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Sau hơn 20 năm phát triển trong môi trường cạnh tranh, có thể khẳng định thị trường dược Việt Nam đã cơ bản vận hành theo cơ chế thị trường với các đặc thù riêng của một ngành kinh doanh đặc biệt. Điều này cũng có nghĩa là các nguyên tắc và quy luật cạnh tranh đã từng bước phát huy tác dụng và ngày càng đóng vai trò chi phối trên thị trường.

Theo đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), công nghiệp dược Việt Nam ở mức đang phát triển. Việt Nam đã có công nghiệp dược nội địa, nhưng đa số phải nhập khẩu nguyên vật liệu, do đó nhìn nhận một cách khách quan có thể nói rằng công nghiệp dược Việt Nam vẫn ở mức phát triển trung bình-thấp.

Tính đến tháng 7 năm 2009, cả nước có 171 doanh nghiệp sản xuất thuốc, trong đó có 93 doanh nghiệp sản xuất tân dược, chiếm 54,4% và 78 doanh nghiệp sản xuất thuốc Đông dược; ngoài ra có 6 doanh nghiệp sản xuất vaccin, sinh phẩm y tế. Trong đó tỷ lệ doanh nghiệp đạt chuẩn GMP-WHO là 53, chiếm 57%, 24 doanh nghiệp đạt GMP - ASEAN; chưa có doanh nghiệp sản xuất Đông dược nào đạt GMP.

Khẳng định thương hiệu dược phẩm Việt

Ngành dược được coi là một ngành non trẻ nhưng hiện nay đã có những bước tiến nhất định. Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt và được sự quan tâm của toàn xã hội. Ngành công nghiệp dược nước ta hiện nay đã và đang phát triển vững chắc cả về số lượng và chất lượng.

Điển hình là Công ty Cổ phần Dược phẩm Quảng Bình (QUAPHARCO)-một trong những doanh nghiệp đi tiên phong trong thị trường dược phẩm trong nước. QUAPHARCO được thành lập năm 1965 với nhiệm vụ sản xuất phục vụ dược phẩm chiến trường miền Nam và đến ngày 30-12-2004 đơn vị chính thức chuyển đổi sang mô hình cổ phần hóa với chức năng, nhiệm vụ Sản xuất kinh doanh dược phẩm (tân dược và Đông dược), hóa chất xét nghiệm, mỹ phẩm, thực phẩm thuốc và trang thiết bị y tế; xuất nhập khẩu thuốc và nguyên liệu làm thuốc, dược phẩm thực phẩm thuốc và trang thiết bị y tế; nhập khẩu nguyên liệu thuốc, bao bì của thuốc; thiết bị khoa học kỹ thuật, vật tư, văn phòng phẩm, công nghệ phẩm;sản xuất, sửa chữa thiết bị vật tư y tế; Sản xuất và kinh doanh muối iốt…

Giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất  công nghiệp 55 tỷ năm 2009 tăng 25 % so với năm 2008. Năm 2009 công tác kinh doanh đạt 170 tỷ tăng trưởng 21% so với năm 2008 (140 tỷ). QUAPHARCO đã đầu tư đổi mới thêm công nghệ (10 tỷ) và được Bộ Y tế cấp chứng chỉ GMP - WHO, GLP, GSP, GDP.

Để có được những thành quả đó, QUAPHARCO luôn chú ý tập trung coi trọng các yếu tố quan trọng đó là: Con người; máy móc-quản lý-công nghệ, đồng thời phát triển sản xuất kinh doanh mặt hàng mới, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa. Bên cạnh đó, QUAPHARCO cũng chú trọng đề cao vấn đề chất lượng sản phẩm và không ngừng nâng cao bồi dưỡng công tác chuyên môn nghiệp vụ cho CB-CNV công ty.

Định hướng phát triển lâu dài

Có mặt tại thị trường dược phẩm TPHCM từ năm 2000, chi nhánh QUAPHARCO có chức năng phân phối các sản phẩm dược phẩm thuốc của công ty. Bên cạnh đó, phân phối các sản phẩm của các đơn vị khác. Các sản phẩm chiến lược và có thế mạnh trên thị trường dược phẩm có sức cạnh tranh cao do QUAPHARCO sản xuất như: VITAMIN-C 500mg, VITAMIN B6, Glucosamin, Paracetamol 500mg,… với chất lượng đạt chuẩn, giá cả cạnh tranh.

Năm 2010, QUAPHARCO đặt mục tiêu kế hoạch tập trung xây dựng thương hiệu đạt được đủ 5 tiêu chuẩn: GMP - WHO,GLP, GSP, GPP, GDP theo chỉ tiêu tiêu chuẩn Dược phẩm Quốc tế quy định. Đồng thời giữ vững tốc độ tăng trưởng 25%/năm cả sản xuất và kinh doanh. Về kinh doanh kế hoạch phấn đấu đạt 205 tỷ (tăng 20% so với năm 2009). Sản xuất đạt giá trị 67 tỷ (tăng 20% so với năm 2009). Xây dựng và thực hiện việc quản lý mọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn GMP và tiêu chuẩn quản lý chất lương ISO. Cũng trong năm 2010, QUAPHARCO sẽ đầu tư nhà thuốc GPP tại Bệnh viện Việt Nam-Cu Ba, Lệ Thủy, Quảng Trạch và tại công ty.

Bên cạnh những khó khăn, thách thức về trình độ công nghệ, nguồn vốn, nguồn nhân lực, môi trường cạnh tranh, … công nghiệp dược Việt Nam vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tiếp theo. Thị trường nội địa còn chưa được khai thác hết, trong khi nhu cầu chi tiêu cho dược phẩm ngày càng tăng. Các doanh nghiệp dược trong nước đang tích cực đẩy mạnh đầu tư cho việc sản xuất sản phẩm thay vì chỉ phân phối sản phẩm dược nhập từ nước ngoài như trước đây.

Phần lớn người dân Việt Nam tập trung ở nông thôn, thường có mức sống thấp, có nhu cầu cao các loại thuốc có giá thành rẻ, đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dược Việt Nam mở rộng thị trường. Hơn nữa, người tiêu dùng Việt ngày càng có mức sống nâng cao, tình trạng sức khỏe ngày càng được quan tâm vì vậy có nhu cầu thuốc cao để đảm bảo sức khỏe. Đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành dược Việt Nam.

Nhận biết được xu hướng phát triển của thị trường dược phẩm nội địa, QUAPHARCO đã và đang có những bước tiến khá vững chắc góp phần vào sự phát triển của ngành dược Việt trong quá trình hội nhập toàn cầu.

Thị trường dược phẩm Việt Nam: Lớn mạnh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ảnh 2

Một trong những sản phẩm do QUAPHARCO phân phối.

Minh Tâm-Thủy Tiên

Tin cùng chuyên mục