Thoát “cảnh lắp ráp” bằng vi mạch

Thoát “cảnh lắp ráp” bằng vi mạch

Công nghiệp vi mạch là ngành công nghệ cao sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong phát triển ngành công nghệ thông tin (CNTT), giúp một quốc gia chuyển từ gia công sang nghiên cứu chế tạo, từ lắp ráp sang sản xuất. Chiến lược phát triển công nghệ vi mạch bán dẫn mà Việt Nam đang thực hiện được giới chuyên gia đánh giá cao.

Theo ông Don Tran, Giám đốc điều hành Công ty Global Equipment Services (GES), nhu cầu sử dụng mạnh các thiết bị điện tử của thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng, do tỷ lệ người sử dụng Internet cao và các doanh nghiệp cũng ứng dụng ngày càng nhiều CNTT và công nghệ cao vào hoạt động sản xuất kinh doanh… Đó chính là những cơ sở cho việc phát triển ngành vi mạch bán dẫn mà Việt Nam hay cụ thể là TPHCM đang đặt mục tiêu hướng đến.

Vi mạch là “trái tim” của các thiết bị công nghệ và sẽ nâng cao giá trị sản phẩm điện tử trong nước

Vi mạch là “trái tim” của các thiết bị công nghệ và sẽ nâng cao giá trị sản phẩm điện tử trong nước

Khẳng định ngành công nghiệp thiết kế vi mạch là lĩnh vực quan trọng trong công nghiệp điện tử Việt Nam, bà Tô Thị Thu Hương, Phó Vụ trưởng Vụ CNTT (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho biết,

 

Các chuyên gia cho rằng, về chiến lược phát triển lâu dài, Việt Nam cần có chính sách phát triển hỗ trợ theo các giai đoạn hình thành nền công nghiệp vi mạch, như giai đoạn thiết lập hạ tầng, thiết kế các nhà máy sản xuất vi mạch, xây dựng đội ngũ nhân lực thiết kế chipset, logic… Đây là giai đoạn nền tảng ban đầu. Tiếp theo đó là giai đoạn tôn tạo và phát triển. Đó là tạo chính sách phát triển hỗ trợ cho các doanh nghiệp thông qua chính sách thuế, hay tạo thị trường cho sản phẩm trong nước có chỗ đứng.

 

 Việt Nam xác định đây là ngành được ưu tiên phát triển, có vai trò quan trọng trong việc nâng cao giá trị gia tăng công nghiệp điện tử, phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng; dần thay thế thiết bị nhập khẩu; đẩy mạnh nghiên cứu chế tạo vi mạch, làm chủ thiết kế một số sản phẩm phần cứng mang thương hiệu Việt và đáp ứng chung nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Dự báo nhu cầu tiêu thụ vi mạch bán dẫn của Việt Nam sẽ có thị trường trên 2 tỷ USD/năm.

Không chỉ vậy, sự đầu tư mạnh mẽ cho ngành công nghiệp vi mạch sẽ góp phần giảm nhập khẩu, trong khi đó lại nâng cao giá trị sản phẩm điện tử trong nước, tăng sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế nhờ tránh lệ thuộc vào hàng nước ngoài, cũng như tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Sự phát triển ngành công nghiệp vi mạch Việt Nam còn giúp nâng cao trình độ cho các chuyên gia, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế và chế tạo vi mạch điện tử…

KIM THANH

Tin cùng chuyên mục