Thuật cầu thang: “Hốc đá đến diều bay”

Thuật cầu thang: “Hốc đá đến diều bay”

Kỹ thuật hay nghệ thuật thiết kế xây dựng cầu thang đang dần trở thành một môn học riêng tách ra từ ngành kiến trúc. Nó cũng tương tự như “thuật phong thủy” mà sách chuyên ngành của hai môn này đã chiếm khá nhiều kệ bày bán trong các quầy sách ngoại văn tại Việt Nam. Như với quyển sách “Upstair Downstaire” dày cả ngàn trang để giải thích về lên xuống cầu thang trong xây dựng.

Thuật cầu thang: “Hốc đá đến diều bay” ảnh 1

Cầu thang xoắn ốc ở Vatican Roma 

Nếu muốn đi lại từ đầu thì phải vào các bảo tàng, những nơi lưu giữ các hình ảnh quá khứ cầu thang vừa xây dựng mới để phục vụ dân sinh. Như nơi Bảo tàng Pinnacles California Hoa Kỳ, trưng bày một loại “cầu thang hốc đá”, lối lên cao men theo theo dấu núi lở của sơn nhân tiền sử, thì Bảo tàng Melk Abbley của Austria xây dựng một hệ thống thang máy vòng cung mà nút điều khiển trung tâm cách điệu như cái lồng đèn chiếu sáng, nhìn xa như một cánh diều bay. Nhưng cầu thang hiện đại có quy mô lớn nhất hiện nay, có thể là hệ thống thang máy xoắn ốc của Bảo tàng Vatican-Roma.

Tuy cũng là máy móc vật chất, nhưng ý tưởng dự án ban đầu lại phỏng theo bài hát “Bay lên thiên đường” do nghệ sĩ Led Zepelin thường hát trong các buổi lễ quan trọng. Với các kiến trúc sư thì đây là một bản hợp ca có đầy đủ âm điệu chính trong ngành cầu thang học. Cơ bản là một thang máy cuốn tự động-escalatores, nhưng chi tiết là tựa vách cao tầng có thiên hướng theo độ dốc, vì vậy đó còn là “thang máy nghiêng - Inclinedlift”. Tóm lại, đó là loại hình cầu thang được chuyển động bằng động cơ, gồm các bậc thang được gắn lên một đai tuần hoàn trên trục, dùng để di chuyển người lên xuống. Đặc biệt, thang máy ở Bảo tàng Vatican có hai chiều lên xuống như loại thang cuốn thường thấy trong các siêu thị ở Việt Nam hiện nay, nhưng với quy mô tầm cỡ khác. Vì là thang máy nghiêng nên khi di chuyển, khách có thể nhìn ngắm bảo tàng với nhiều góc độ khác nhau, kể cả khi vào mố tạm dừng chờ.

Nhưng cầu thang học thế giới, không chỉ nhằm lao về phía trước theo ánh sáng văn minh hiện đại, mà cũng có nhiều vùng xây dựng có vẻ như muốn lui về thô sơ, vì mục đích phục vụ con người là chính. Tỷ như tại Thái Lan, một số nhà hàng, khách sạn đã không những quay lại cầu thang gỗ truyền thống cũ, mà còn “uốn nắn làm nhẹ đi”, bằng cách bắc “cầu thang lài” có độ dốc thấp để lo cho người cao tuổi dễ di chuyển khỏi bị ngã hay bị run khi đi thang. Cầu thang học quả là mênh mông.

Lê Văn Sâm

Tin cùng chuyên mục