Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Quản lý rừng bền vững đối với sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu và trung bình; thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng năm đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất nhưng chưa có phương án quản lý rừng bền vững, rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chăm sóc chưa khai thác. Đó là một trong những nội dung tại thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp mà Văn phòng Chính phủ vừa phát hành. Phải lập dự án cải tạo rừng hiệu quả hơn đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi. (Một cánh rừng được trồng cây công nghiệp để cải tạo rừng tại tỉnh Đắk Nông). Ảnh: HUY ANH
Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý bảo vệ và phát triển rừng

Quản lý rừng bền vững đối với sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng giàu và trung bình; thực hiện nhiệm vụ công ích theo phương thức đặt hàng, giao kế hoạch hàng năm đối với rừng tự nhiên là rừng sản xuất nhưng chưa có phương án quản lý rừng bền vững, rừng tự nhiên nghèo có khả năng phục hồi trong thời gian chăm sóc chưa khai thác. Đó là một trong những nội dung tại thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12-3-2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp mà Văn phòng Chính phủ vừa phát hành.

Phải lập dự án cải tạo rừng hiệu quả hơn đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi. (Một cánh rừng được trồng cây công nghiệp để cải tạo rừng tại tỉnh Đắk Nông). Ảnh: HUY ANH

Phải lập dự án cải tạo rừng hiệu quả hơn đối với rừng tự nhiên nghèo kiệt không có khả năng phục hồi. (Một cánh rừng được trồng cây công nghiệp để cải tạo rừng tại tỉnh Đắk Nông). Ảnh: HUY ANH

Giao rừng tự nhiên gắn với giao đất không thu tiền

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng đã chỉ đạo phải hoàn thiện hình thức giao khoán rừng, đất rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng quản lý chăm sóc bảo vệ; lập dự án cải tạo rừng mới hoặc trồng cây công nghiệp hiệu quả hơn đối với rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt không có khả năng phục hồi. Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, việc thực hiện giao rừng tự nhiên gắn với giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật bảo vệ phát triển rừng. Đồng thời đổi mới nội dung hình thức quản lý, sử dụng đất theo hướng nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất đối với đất rừng phòng hộ, đất để thực hiện nhiệm vụ công ích, đất hộ gia đình cá nhân đang sử dụng thuộc diện miễn nộp tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

Nhà nước cho thuê đất đối với diện tích đất nông, lâm nghiệp giao cho các công ty nông, lâm nghiệp sử dụng vào mục đích kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân không thuộc đối tượng giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Thực hiện định giá rừng sản xuất là rừng trồng làm cơ sở để giao vốn, thực hiện cổ phần hóa, liên doanh liên kết, thế chấp vay vốn. Đối với diện tích đất chuyển giao về địa phương, UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương rà soát lại các đối tượng sử dụng đất để giải quyết cho hộ gia đình cá nhân được tiếp tục giao đất hoặc thuê đất theo quy định.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành nghị định về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hoạt động công ty nông, lâm nghiệp trong tháng 8-2014. Hướng dẫn việc giao rừng tự nhiên gắn với việc giao đất không thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất; quy định quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế và tiêu chí phân loại rừng (giàu, nghèo, trung bình, nghèo kiệt); việc chuyển đổi, cải tạo rừng tự nhiên nghèo, nghèo kiệt không có khả năng phục hồi sang trồng rừng hoặc cây công nghiệp hiệu quả hơn; các hình thức giao khoán rừng, đất rừng cho hộ gia đình cá nhân, cộng đồng chăm sóc, bảo vệ.

Sắp xếp, đổi mới các công ty nông, lâm nghiệp

Hoàn thành việc đo đạc, lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thuê đất hoặc giao đất theo quy định của pháp luật về đất đai, chuyển giao đối với các loại đất nằm ngoài quy hoạch của công ty về địa phương quản lý vào năm 2015.

Nhằm nâng cao hiệu quả của các công ty nông, lâm nghiệp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh chỉ đạo cần tiếp tục rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng công ty nông, lâm nghiệp, xây dựng phương án sắp xếp lại các công ty này để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo hướng tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính, gắn kết giữa phát triển vùng nguyên liệu với sản xuất, chế biến và thị trường tiêu thụ, hình thành mô hình sản xuất, kinh doanh tổng hợp nông lâm công nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa, giá trị trên một đơn vị diện tích sản xuất; nâng cao đời sống của người dân bám rừng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục rà soát, lập, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Xác định diện tích các loại đất quản lý, sử dụng cho từng mục đích; tập trung xử lý dứt điểm các trường hợp sử dụng đất chưa đúng quy định, đất cho thuê, cho mượn; đất bị lấn chiếm, tranh chấp; đất giao khoán; đất ở, đất kinh tế hộ gia đình; đất liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác đầu tư. Tiếp tục duy trì, củng cố phát triển doanh nghiệp có 100% vốn nhà nước đối với các công ty nông nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kết hợp an ninh - quốc phòng, tập trung chủ yếu trên địa bàn vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đối với công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất, Phó Thủ tướng yêu cầu xem xét cụ thể từng trường hợp để sắp xếp lại theo 2 hình thức. Cụ thể, đối với công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất đã được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững thực hiện sản xuất kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp.

Còn đối với các công ty lâm nghiệp quản lý chủ yếu rừng tự nhiên là rừng sản xuất chưa được phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững và chưa được cấp chứng chỉ rừng quốc tế về quản lý rừng bền vững thực hiện nhiệm vụ công ích, đồng thời được huy động các nguồn tài chính phục vụ bảo vệ, phát triển rừng; được tận dụng sản phẩm từ rừng theo quy chế quản lý rừng; trường hợp các công ty không chuyển đổi được sang các loại hình công ty nêu trên thì chuyển sang Ban quản lý rừng.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu kiên quyết giải thể các công ty nông, lâm nghiệp hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài; các công ty thực hiện khoán trắng, giao khoán đất nhưng không quản lý được đất đai và sản phẩm làm ra; các công ty quy mô nhỏ, không cần thiết phải giữ lại.

HÀ PHƯƠNG

Tin cùng chuyên mục