Tìm doanh nghiệp cho vi mạch

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thiết kế Vi mạch (ICDREC)Ngô Đức Hoàng cho rằng: “Khác với doanh nghiệp ở các nước phát triển, phần nhiều doanh nghiệp Việt Nam thích nhận công nghệ có sẵn trọn gói từ nước ngoài rồi rập khuôn áp dụng. Điều này gây khó cho nhiệm vụ chuyển giao công nghệ của các tổ chức khoa học trong nước. Vì lẽ đó, ICDREC không thể chuyển giao công nghệ ở mức nghiên cứu mà phải làm đến mức sản phẩm hoàn chỉnh kể cả vỏ, hộp, đóng gói giải pháp… rồi mới giới thiệu đến doanh nghiệp”.
Tìm doanh nghiệp cho vi mạch

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Thiết kế Vi mạch (ICDREC)Ngô Đức Hoàng cho rằng: “Khác với doanh nghiệp ở các nước phát triển, phần nhiều doanh nghiệp Việt Nam thích nhận công nghệ có sẵn trọn gói từ nước ngoài rồi rập khuôn áp dụng. Điều này gây khó cho nhiệm vụ chuyển giao công nghệ của các tổ chức khoa học trong nước. Vì lẽ đó, ICDREC không thể chuyển giao công nghệ ở mức nghiên cứu mà phải làm đến mức sản phẩm hoàn chỉnh kể cả vỏ, hộp, đóng gói giải pháp… rồi mới giới thiệu đến doanh nghiệp”.

Ông Ngô Đức Hoàng cho biết thêm tại lễ ra mắt chip cảm biến áp suất tại Khu Công nghệ cao TPHCM: Thực tế hiện nay cho thấy, mặc dầu đã thích công nghệ Việt nhưng doanh nghiệp vẫn muốn ICDREC phải “sát cánh”, nghĩa là “phải có cổ phần trong công ty” để họ an tâm triển khai và kinh doanh công nghệ.

Đã nghiên cứu, sản xuất thành công chip cảm biến áp suất với nhiều ứng dụng thực tế nhưng tìm doanh nghiệp phát triển thành sản phẩm thương mại không phải là việc muốn là được
Đã nghiên cứu, sản xuất thành công chip cảm biến áp suất với nhiều ứng dụng thực tế nhưng tìm doanh nghiệp phát triển thành sản phẩm thương mại không phải là việc muốn là được

Đó chính là lý do vì sao mỗi khi có sản phẩm công nghệ mới, phải luôn đi tìm doanh nghiệp làm đối tác. Hiện ICDREC có 2 công ty liên doanh là Công ty Cổ phần Saigon Track (thành lập năm 2012) và Công ty Cổ phần Saigon Solution (thành lập năm 2013). Cũng trong năm 2013, ICDREC liên doanh với Công ty Radrix (Nhật Bản) để cùng thiết kế và sản xuất chip WiFi thế hệ thứ 4. Phần vốn góp của ICDREC ở 3 công ty trên đều là những kết quả nghiên cứu do đội ngũ kỹ sư của ICDREC tạo ra trong nhiều năm qua.

Nhưng mức độ đó chưa thể tạo sức bật cho sản phẩm công nghệ. Hay nói cách khác những mô hình liên kết của ICDREC với các doanh nghiệp xã hội như Saigon Track, Saigon Solution, Radrix… chỉ là bước đầu. Đó mới là những thành công về mức độ nối kết giữa một trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp nên rất cần những doanh nghiệp lớn tham gia “thị trường” này.
 
ICDREC phải tìm thêm đối tác bên ngoài vì thực tế ICDREC hiện nắm trong tay trên 50 bản thiết kế (IP) mà nếu quy ra tiền ước chừng 40 triệu USD (các bản thiết kế này đang được kinh doanh trên website hàng đầu thế giới về vi mạch có tên  ChipEstimate (www.chipestimate.com), có những bản thiết kế đã được công ty Nhật chọn để hợp tác cùng sản xuất chip); sở hữu công nghệ thiết kế 10 loại chip khác nhau từ vi xử lý đến chip RFID (riêng chip vi xử lý, ICDREC đã sản xuất hàng loạt nhóm vi xử lý 8 bit có tên là SG8V1 đã đưa vào thị trường trong năm 2014); sở hữu công nghệ thiết kế và chế tạo 30 loại thiết bị dùng chip Việt Nam và giải pháp hoàn chỉnh cho 5 hệ thống khác nhau.
 
Với những gì đã gầy dựng gần 10 năm qua, ông Ngô Đức Hoàng cho rằng: “Có được chip xử lý rồi, cốt lõi quan trọng là tìm cách để những bộ não đó hoạt động. Dù gì đi nữa, chúng tôi chỉ là một trung tâm nghiên cứu và thiết kế vi mạch, cần phải có những doanh nghiệp sản xuất điện tử, cơ khí với năng lực công nghệ và tài chính đủ mạnh song hành thì nguồn tài sản công nghệ đó mới không hoang phí.  Cho nên tìm doanh nghiệp tiếp sức cho những sản phẩm của ICDREC là một công việc mà ICDREC phải làm”.

Kim Thanh

Tin cùng chuyên mục