Tọa đàm khoa học “Văn hóa với phát triển bền vững ở Tây Nguyên"

Ngày10-11, tại tỉnh Phú Yên, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Phú Yên và Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông đã tổ chức tọa đàm khoa học “Văn hóa với phát triển bền vững ở Tây Nguyên” lần thứ 4-2014.
Tọa đàm khoa học “Văn hóa với phát triển bền vững ở Tây Nguyên"

(SGGPO).- Ngày10-11, tại tỉnh Phú Yên, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng phối hợp Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, UBND tỉnh Phú Yên và Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông đã tổ chức tọa đàm khoa học “Văn hóa với phát triển bền vững ở Tây Nguyên” lần thứ 4-2014.

Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước; Vũ Ngọc Hoàng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, cùng đông đảo đại biểu là các nhà khoa học.

Thay mặt các nhà khoa học và trí thức, GSTS – Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Phương Đông Trình Quang Phú đã báo cáo kết quả đạt được sau 3 lần tọa đàm khoa học trước đó đã thu hút 62 tham luận có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, tập trung 3 vấn đề lớn của văn hóa Tây Nguyên: Nền văn hóa có từ xa xưa, rất phong phú đa dạng, gắn chặt với núi rừng đại ngàn Tây Nguyên; Tây Nguyên có văn hóa cồng chiêng đã được UNESSCO công nhận; Tây nguyên là một trong 7 vùng văn hóa lớn của cả nước.

Sau giải phóng, Tây Nguyên có 1 triệu dân nay đã tăng lên 5 triệu dân, gồm đầy đủ 54 dân tộc.  Trước sự di dân tự do đã tạo cú sốc cho nền văn hóa Tây Nguyên, do đó các nhà khoa học đã đề nghị cần có biện pháp bảo tồn, bảo tàng văn hóa Tây Nguyên. Nhiều nhà khoa học còn lên tiếng trước thực trạng văn hóa Tây Nguyên đang bị tàn phá nghiêm trọng, nhất là văn hóa rừng. Văn hóa truyền thống  Tây Nguyên đang bị thui chột, các nhà rông, nhà sàn bị mai một, nét kiến trúc riêng bị phá vỡ, do đó phải giữ cho được nét đẹp của văn hóa bản làng và các lễ hội truyền thống. Hiện nay, điều đáng lo là lớp trẻ không quan tâm đến văn hóa truyền thống Tây Nguyên khiến nền văn hóa Tây Nguyên ngày càng xuống cấp nghiêm trọng.

Tại buổi tọa đàm, có nhiều ý kiến tham luận của các nhà khoa học xoay quanh các vấn đề: Thực trạng xuống cấp của văn hóa Tây Nguyên; Văn hóa Tây nguyên chưa được quan tâm đầu tư đúng mức; tình trạng tàn phá rừng làm mai một nét văn hóa buôn làng; Nhà nước chưa có chính sách đúng mức dành cho văn hóa ở Tây Nguyên; Chưa có mối liên doanh liên kết trong du lịch để khai thác nét phong phú độc đáo của văn hóa ở Tây Nguyên.

Các nhà khoa học kiến nghị đã đến lúc Đảng, Nhà nước cần có sự quan tâm đầu tư đúng mức cho nền văn hóa ở Tây Nguyên, nâng cao đời sống người dân, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.    

MINH NGỌC

Tin cùng chuyên mục