Đó là các đề án: Đề án Nghiên cứu, biên soạn bộ Lịch sử Việt Nam (Quốc sử), bao gồm bộ Lịch sử Việt Nam 25 tập, bộ Biên niên sự kiện lịch sử Việt Nam 5 tập và Cơ sở dữ liệu lịch sử Việt Nam;
Đề án Biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam, gồm 37 tập, có thể in và xuất bản trực tuyến;
Đề án bộ Địa chí quốc gia Việt Nam (Quốc chí), biên chép về tất cả các lĩnh vực của quốc gia theo mảng lĩnh vực và biên soạn, biên soạn lại địa phương chí 63 tỉnh, thành cả nước;
Đề án “Hệ tri thức Việt số hóa”, kết nối kết quả để nâng cao hiệu quả cũng như cung cấp công cụ ngược lại cho các đề án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học khác, kế thừa giá trị, phổ biến, truyền bá, đưa khoa học đỉnh cao đến với người dân;
Đề án “Dịch thuật và phát huy giá trị tinh hoa các tác phẩm kinh điển phương Đông” do Đại học Quốc gia Hà Nội chủ trì sẽ thực hiện việc dịch thuật, diễn giải các tác phẩm kinh điển về tôn giáo, triết học, chính trị, trước mắt là bộ Kinh Địa Tạng của Phật giáo.
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, 5 đề án có ý nghĩa rất quan trọng, phù hợp với chủ trương chung “khoa học, giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “văn hóa là nền tảng”, đồng thời đóng góp vào sự phát triển của đất nước theo nghị quyết của Đảng với “kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt”.
Các đề án được triển khai với sự kế thừa truyền thống lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc, thành tựu 30 năm đổi mới, thế và lực của đất nước nói chung, tiềm lực khoa học công nghệ nói riêng, ngày càng được nâng lên. Các đề án đã và sẽ tiếp tục quy tụ hầu hết các nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội, chính trị và nhiều ngành khoa học công nghệ.
“Đây là những đề án rất thiết thực, có ý nghĩa cho hiện nay và mai sau nếu chúng ta hoàn thành tốt”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.