Gian lận trong thi cử không phải là mới. Trước đây, các hình thức gian lận thường xảy ra ở quy mô nhỏ, riêng lẻ ở một vài cá nhân. Còn lần này, tại Hà Giang, hình thức gian lận đã trở nên rất tinh vi, được tổ chức rất đặc biệt.
Cần quyết liệt chống các hình thức thi cử gian lận có tổ chức, từ khâu ra đề và bảo quản đề thi, tổ chức thi, đến chấm, ráp phách, công bố điểm, cũng như việc xét công nhận tốt nghiệp, trúng tuyển. Yếu tố “có tổ chức” ở đây bao gồm cả việc gian lận của các tổ chức, cá nhân ngoài ngành giáo dục và những cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngành. Thực tế đã có trường hợp các đường dây gian lận đã tổ chức cho thí sinh tuồn đề ra ngoài, sau đó giải và tìm cách chuyển ngược vào phòng thi; hoặc chính cán bộ ngành giáo dục đã can thiệp một khâu trong quá trình thi cử để tác động đến kết quả cho một số thí sinh nào đó. Nhưng đơn giản hơn cả là việc “tạo điều kiện” để thí sinh được trao đổi bài, được sử dụng tài liệu, hoặc tác động quá trình chấm bài để “nương tay” cho những thí sinh được “sắp đặt” trước bằng các quy ước trên bài thi…
Để chống gian lận thi cử, cần xác định mục tiêu của các kỳ thi, sao cho giảm áp lực, bảo đảm sự liền lạc trong đẳng thức “học - thi - lấy kết quả thi” và các thành tố không quá cách biệt nhau. Trong kỳ thi, hạn chế “đánh đố” thí sinh, không bắt thí sinh phải nhớ quá nhiều kiến thức, đồng thời kết quả kỳ thi có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, tùy theo thành tích (tức là mở ra nhiều sự lựa chọn cho thí sinh). Bên cạnh đó, còn phải chống bệnh thành tích. Vì với căn bệnh này, việc gian lận là nhằm đạt kết quả cao cho cả trường, cả địa phương.
Cần áp dụng công nghệ vào việc tổ chức thi và chấm thi. Chẳng hạn, cần có thiết bị giám sát việc truyền và phát sóng tại khu vực phòng thi để kịp thời phát hiện việc truyền đề thi ra ngoài, hoặc truyền đáp án vào phòng thi. Cần giám sát chặt quá trình ra đề, tổ chức thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, ráp phách, nhập điểm, xác định người trúng tuyển… Với một số đề thi Văn, Toán, Ngoại ngữ…, nên kết hợp một phần tự luận và một phần trắc nghiệm, để hạn chế sự may rủi trong làm bài, đồng thời có thêm cơ sở để phát hiện gian lận nếu điểm số hai phần có sự cách biệt.
Tổ chức một kỳ thi, nhất là với những kỳ thi quan trọng, yêu cầu minh bạch, an toàn, khách quan, thông qua việc xây dựng quy chế thi phù hợp, kết hợp với các biện pháp khác.
Cần quyết liệt chống các hình thức thi cử gian lận có tổ chức, từ khâu ra đề và bảo quản đề thi, tổ chức thi, đến chấm, ráp phách, công bố điểm, cũng như việc xét công nhận tốt nghiệp, trúng tuyển. Yếu tố “có tổ chức” ở đây bao gồm cả việc gian lận của các tổ chức, cá nhân ngoài ngành giáo dục và những cán bộ, nhân viên đang công tác trong ngành. Thực tế đã có trường hợp các đường dây gian lận đã tổ chức cho thí sinh tuồn đề ra ngoài, sau đó giải và tìm cách chuyển ngược vào phòng thi; hoặc chính cán bộ ngành giáo dục đã can thiệp một khâu trong quá trình thi cử để tác động đến kết quả cho một số thí sinh nào đó. Nhưng đơn giản hơn cả là việc “tạo điều kiện” để thí sinh được trao đổi bài, được sử dụng tài liệu, hoặc tác động quá trình chấm bài để “nương tay” cho những thí sinh được “sắp đặt” trước bằng các quy ước trên bài thi…
Để chống gian lận thi cử, cần xác định mục tiêu của các kỳ thi, sao cho giảm áp lực, bảo đảm sự liền lạc trong đẳng thức “học - thi - lấy kết quả thi” và các thành tố không quá cách biệt nhau. Trong kỳ thi, hạn chế “đánh đố” thí sinh, không bắt thí sinh phải nhớ quá nhiều kiến thức, đồng thời kết quả kỳ thi có thể được sử dụng cho nhiều mục đích, tùy theo thành tích (tức là mở ra nhiều sự lựa chọn cho thí sinh). Bên cạnh đó, còn phải chống bệnh thành tích. Vì với căn bệnh này, việc gian lận là nhằm đạt kết quả cao cho cả trường, cả địa phương.
Cần áp dụng công nghệ vào việc tổ chức thi và chấm thi. Chẳng hạn, cần có thiết bị giám sát việc truyền và phát sóng tại khu vực phòng thi để kịp thời phát hiện việc truyền đề thi ra ngoài, hoặc truyền đáp án vào phòng thi. Cần giám sát chặt quá trình ra đề, tổ chức thi, bảo quản bài thi, tổ chức chấm thi, ráp phách, nhập điểm, xác định người trúng tuyển… Với một số đề thi Văn, Toán, Ngoại ngữ…, nên kết hợp một phần tự luận và một phần trắc nghiệm, để hạn chế sự may rủi trong làm bài, đồng thời có thêm cơ sở để phát hiện gian lận nếu điểm số hai phần có sự cách biệt.
Tổ chức một kỳ thi, nhất là với những kỳ thi quan trọng, yêu cầu minh bạch, an toàn, khách quan, thông qua việc xây dựng quy chế thi phù hợp, kết hợp với các biện pháp khác.