Huyện Bình Chánh:

Trở thành cầu nối giao lưu kinh tế

Huyện Bình Chánh nằm về phía Tây, Tây Nam của nội thành TPHCM với diện tích khoảng 25.255,28ha. Đây là cửa ngõ của thành phố, nối với các trục giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, các tuyến đường liên tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn Linh, tỉnh lộ 50. Với lợi thế này, Bình Chánh đã trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thương đường bộ giữa TPHCM với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Trở thành cầu nối giao lưu kinh tế

Huyện Bình Chánh nằm về phía Tây, Tây Nam của nội thành TPHCM với diện tích khoảng 25.255,28ha. Đây là cửa ngõ của thành phố, nối với các trục giao thông quan trọng như: quốc lộ 1A, các tuyến đường liên tỉnh lộ 10, đường Nguyễn Văn Linh, tỉnh lộ 50. Với lợi thế này, Bình Chánh đã trở thành cầu nối giao lưu kinh tế và giao thương đường bộ giữa TPHCM với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. 

  • Thêm chức năng trung tâm giáo dục, văn hóa du lịch 

UBND TPHCM vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng huyện Bình Chánh. Theo đó, Bình Chánh được định hướng là trung tâm kinh tế với sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ. Đặc biệt Bình Chánh còn được bổ sung thêm chức năng: trở thành trung tâm chuyên ngành về giáo dục, văn hóa du lịch, nghỉ ngơi, giải trí với cảnh quan thiên nhiên và nông nghiệp sinh thái kết hợp khai thác du lịch. Phát triển các khu dân cư mới kết hợp dân cư hiện hữu nhằm hỗ trợ cho nội thành giảm áp lực dân cư và từng bước đô thị hóa nông thôn.
 
Đối với các khu ở mới, chủ yếu phát triển dạng đô thị với hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh phù hợp với đô thị hiện đại văn minh. Tập trung xây dựng các điểm dân cư nông thôn lớn tồn tại lâu dài với quy mô trên 200 hộ/khu tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở. Xây dựng nhà chung cư cao tầng dọc tuyến giao thông chính đường Nguyễn Văn Linh và quốc lộ 1A… nhà liên kế (hiện hữu cải tạo), biệt thự và nhà ở thấp tầng có gắn kết với sân vườn được xây dựng ở khu vực nông thôn. Các công trình công cộng phải đảm bảo đủ các loại hình phục vụ thiết yếu và rải đều trong các khu dân cư. Trong khu dân cư phải có hoa viên, sân chơi, sân thể dục thể thao… tạo nên những khoảng không gian mở cho từng nơi. 

  • Trung tâm Bình Chánh:  Thị trấn Tân Túc 
Trở thành cầu nối giao lưu kinh tế ảnh 1
Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao huyện Bình Chánh.

Trung tâm huyện đặt tại khu trung tâm thị trấn Tân Túc với quy mô khoảng 40 - 50 ha. Trong đó có các công trình hành chính, thương mại dịch vụ, y tế, văn hóa – thể dục thể thao … Song song đó, trung tâm công trình công cộng liên xã cũng sẽ được xây dựng với quy mô khoảng 20 - 30 ha/trung tâm. Đây sẽ là điểm tựa thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn. Ngoài ra, huyện Bình Chánh còn dành khoảng 200 ha đất tại xã Tân Kiên để xây dựng trung tâm dịch vụ, thương mại, ngân hàng, tài chính… cấp thành phố.

Và đặc biệt còn có làng đại học dự kiến xây dựng tại xã Hưng Long với quy mô 583 ha. Khu công viên cây xanh –TDTT được bố trí tập trung thành từng cụm lớn (trong đó có công viên Hồ sinh thái Vĩnh Lộc, công viên trong khu đô thị Sing – Việt, khu công viên cây xanh và khu tưởng niệm Tết Mậu Thân xã Tân Nhựt, khu văn hóa Láng Le xã Lê Minh Xuân… Bên cạnh đó còn tổ chức hệ thống cây xanh cách ly giữa khu dân cư với khu công nghiệp, khu nghĩa trang, hành lang hệ thống hạ tầng kỹ thuật và cây xanh cảnh quan dọc sông rạch.

  •  Phát triển thêm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp 

Hiện nay, huyện Bình Chánh đang có nhiều khu cụm công nghiệp hiện hữu và theo quy hoạch sẽ còn đầu tư thêm một số khu cụm công nghiệp tập trung thúc đẩy khác nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế huyện và thành phố như: KCN Vĩnh Lộc mở rộng, khu cụm công nghiệp Lê Minh Xuân, KCN Phong Phú… phù hợp với hướng điều chỉnh các khu – cụm công nghiệp toàn thành phố đang triển khai.
 
Các cơ sở công nghiệp ô nhiễm sẽ di dời vào các cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp địa phương để có điều kiện xử lý về môi trường, còn những cơ sở CN – TTCN không ô nhiễm hoặc ít ô nhiễm sẽ được duy trì sử dụng xen cài trong khu dân cư có kết hợp việc kiểm soát chặt chẽ về môi trường.
 
Về quy hoạch giao thông: Trên cơ sở mạng lưới đường bộ chính hiện hữu sẽ xây dựng và phát triển mới một số tuyến trục chính nhằm hình thành hệ thống đường trục cấp 1, 2 tạo thành khung sườn giao thông chính, chủ yếu đảm nhận chức năng giao thông đối ngoại. Khai thác hợp lý các tuyến giao thông hiện hữu, bao gồm các tuyến tỉnh lộ, hương lộ, các tuyến đường giao thông liên xã. Xây dựng các bến bãi, đầu mối giao thông chính kết hợp các phương thức vận chuyển: sắt – thủy – bộ.

Đường sắt quốc gia là tuyến đường sắt Sài Gòn – Mỹ Tho theo trục Bắc Nam nằm song song đường cao tốc TPHCM – Trung Lương qua các xã Bình Chánh, Tân Kiên, Tân Nhựt và thị trấn Tân Túc của Bình Chánh. Hình thành tuyến vành đai giao thông thủy theo tuyến kênh Xáng, kênh An Hạ, kênh Lý Văn Mạnh. Dân số hiện trạng năm 2006 là 311.702 người. Theo dự kiến năm 2010 dân số là 500.000 người, năm 2015 khoảng 700.000 người và năm 2020 là 850.000 người (trong đó dân cư đô thị là 730.000 người, dân cư nông thôn khoảng 120.000 người)
 

NGUYỄN HÀ KHANG

Tin cùng chuyên mục