Trừ ho cũng cần bổ phế

Trong các số báo trước, chúng tôi đã giới thiệu với quý độc giả về phương thuốc cổ truyền Xuyên bối tỳ bà cao, dùng trị ho. Chúng tôi đã đề cập tới nhiều hướng phân tích khác nhau, dựa trên nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền như: bố cục bài thuốc đông y hoàn chỉnh, đặc điểm tính vị, công năng của từng vị thuốc… Kỳ này, chúng tôi tiếp tục phân tích sâu hơn về một trong những nguyên lý trị ho theo y học cổ truyền. Đó là trị ho, không chỉ chữa phần ngọn mà cần coi trọng cải tạo phần gốc của bệnh.
Trừ ho cũng cần bổ phế

Trong các số báo trước, chúng tôi đã giới thiệu với quý độc giả về phương thuốc cổ truyền Xuyên bối tỳ bà cao, dùng trị ho. Chúng tôi đã đề cập tới nhiều hướng phân tích khác nhau, dựa trên nguyên lý trị bệnh của y học cổ truyền như: bố cục bài thuốc đông y hoàn chỉnh, đặc điểm tính vị, công năng của từng vị thuốc… Kỳ này, chúng tôi tiếp tục phân tích sâu hơn về một trong những nguyên lý trị ho theo y học cổ truyền. Đó là trị ho, không chỉ chữa phần ngọn mà cần coi trọng cải tạo phần gốc của bệnh.

Nguyên lý trị bệnh tận gốc

Đông y không chỉ chú trọng tới việc làm giảm các triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà còn coi trọng việc cải thiện bệnh ở sâu bên trong, nhằm tạo ra tác dụng bền vững, lâu dài. Như, trong trị ho, ngoài tác dụng làm giảm ho, trừ đờm, đông y gọi là Tả, Tây y gọi là giảm triệu chứng, thì còn chú trọng tới tác dụng bổ, khôi phục được chức năng của các tạng phủ liên quan như tác dụng bổ phế. Muốn bổ phế, thì không chỉ chú ý tới tạng phế, mà còn phải chú ý tới các tạng khác như tỳ, vị, thận…

Theo âm dương ngũ hành, phế thuộc hành kim, tỳ thuộc hành thổ. Thổ sinh kim. Vì thế phế hư thì phải bổ tỳ, vị, hay nói cách khác là con hư bổ mẹ. Thêm nữa, thận thuộc hành thủy. Kim lại sinh thủy. Nên nếu bệnh ở phế, phải kết hợp trị bệnh ở thận, theo nguyên lý mẹ thực tả con, thận thông thì phế thông. Nhìn chung, trị bệnh theo đông y đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc và vận dụng linh hoạt các nguyên lý trị bệnh, cũng như kiến thức về cây cỏ, động vật làm thuốc và kinh nghiệm sử dụng chúng.  

Xuyên bối tỳ bà cao - vừa trừ ho, hóa đờm, vừa bổ phế

Trong bài thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, có các vị thuốc giúp trừ ho, long đờm kết hợp với các vị thuốc bổ. Trong thuốc trị ho, vừa có thuốc trị ho hàn, vừa có thuốc trị ho nhiệt. Thuốc trị ho nhiệt thì có tính hàn như Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Qua lâu nhân… giúp thanh phế, tán kết, hóa đàm, chỉ khái. Thuốc trị ho hàn thì có tính ấm như trần bì, cát cánh, bán hạ, có tác dụng ôn phế, hóa đàm, chỉ khái. Thuốc bổ, cũng gồm có thuốc ôn bổ và thanh bổ.

Thuốc ôn bổ có tính ấm như Viễn chí, Ngũ vị tử, ôn bổ phế khí, giúp cơ thể thích ứng được với thay đổi của môi trường bên ngoài, đặc biệt là khí lạnh. Thuốc bổ mát như Sa sâm giúp bổ phế âm. Nhờ đó, bài thuốc có thể sử dụng trong nhiều trường hợp, cả ho hàn và ho nhiệt, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, ho gió, ho trong các bệnh lý viêm đường hô hấp, viêm họng. Dùng tốt cho các đối tượng trẻ em, người già, người ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày, ho tái đi tái lại…

Khi gia thêm ô mai, mật ong thì cả 2 vị đều có tính ôn bổ (bổ ấm). Trong đó, Hải Thượng Lãn Ông quy ô mai vào bổ kim. Trong ngũ hành, phế thuộc kim. Vì vậy, ô mai sử dụng trong các chứng bệnh ở phế là đúng theo phương pháp biện chứng luận trị của đông y.

Mật ong là vị thuốc bổ được con người biết đến và sử dụng từ ngàn năm nay. Mật ong còn là vị thuốc trừ ho quý. Trong sách của Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, có dùng mật ong vào nhiều phương thuốc chữa ho, có cả phương thuốc dùng để chữa ho lao, gọi là Cam lộ thần cao. Do vậy, Xuyên bối tỳ bà cao gia giảm ô mai, mật ong thì thuận theo nguyên lý trị bệnh của đông y. Đó là vừa tả, vừa bổ, lấy tính bổ để trị cái gốc của bệnh. Từ đó, phát huy đồng thời công năng Bổ phế, trừ ho, hóa đàm. Điều trị hiệu quả nhiều chứng ho khác nhau, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày không khỏi, ho tái đi tái lại nhiều lần…

Tin cùng chuyên mục