Sở LĐTB-XH TPHCM và Bưu điện TPHCM cho biết, TP có 46.841 người đang hưởng trợ cấp ưu đãi người có công hàng với tổng số tiền hơn 68 tỷ đồng/tháng (gần 821 tỷ đồng/năm).
Từ tháng 11-2017, người có công trên địa bàn TPHCM bắt đầu nhận trợ cấp ưu đãi người có công ở bưu điện, thay vì nhận ở UBND xã, phường, thị trấn như hiện nay. Địa điểm, thời gian chi trả trợ cấp người có công được thực hiện cùng với địa điểm, thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng mà bưu điện đang thực hiện.
Theo đó, từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng, chi trả tại điểm ở từng phường, xã; từ ngày 6 đến ngày 10 hàng tháng, chi trả tập trung tại các bưu cục gắn kết. Đối với những người từ 80 tuổi trở lên, người ốm đau không thể đến các điểm chi trả để lãnh tiền, bưu điện sẽ mang tiền tới tận nhà cho người dân mà không thu phí.
Từ tháng 11-2017, người có công trên địa bàn TPHCM bắt đầu nhận trợ cấp ưu đãi người có công ở bưu điện, thay vì nhận ở UBND xã, phường, thị trấn như hiện nay. Địa điểm, thời gian chi trả trợ cấp người có công được thực hiện cùng với địa điểm, thời gian chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng mà bưu điện đang thực hiện.
Theo đó, từ ngày 1 đến ngày 5 hàng tháng, chi trả tại điểm ở từng phường, xã; từ ngày 6 đến ngày 10 hàng tháng, chi trả tập trung tại các bưu cục gắn kết. Đối với những người từ 80 tuổi trở lên, người ốm đau không thể đến các điểm chi trả để lãnh tiền, bưu điện sẽ mang tiền tới tận nhà cho người dân mà không thu phí.
Từ tháng 11, người có công trên địa bàn TPHCM bắt đầu nhận trợ cấp ưu đãi qua bưu điện
Giai đoạn 1 (tháng 11-2017), thực hiện tại các quận 1, 3, 5, Thủ Đức và huyện Bình Chánh, Hóc Môn; tháng 12-2017, áp dụng với huyện Củ Chi, nơi có nhiều người có công nhất TPHCM. Quý 2-2018 sẽ triển khai tại tất cả quận, huyện còn lại trên địa bàn TP. Trước đó, từ năm 2015 và 2016, khoảng 125.000 người hưu trí ở TPHCM đã nhận lương hưu qua bưu điện với tổng số tiền chi trả 464 tỷ đồng/tháng. Trong khi đó, hơn 46.800 người hưởng trợ cấp ưu đãi cho người có công lại nhận ở UBND xã, phường, thị trấn. Vì vậy, hơn 15.000 người thuộc cả hai diện phải đi lãnh tiền ở hai nơi. Trước tình trạng này, UBND TPHCM đề xuất Bộ, ngành cho TPHCM được chi trả chính sách có công qua bưu điện, để người dân không phải đi lại hai lần.
Trong phạm vi cả nước, việc chuyển đổi phương thức chi trả trợ cấp ưu đãi người có công từ cơ quan nhà nước sang tổ chức dịch vụ chi trả (bưu điện) đã được thực hiện thí điểm tại tỉnh Quảng Nam vào năm 2016. Hiện nay, Bộ LĐTB-XH đang mở rộng thí điểm tại 6 tỉnh, thành gồm: TPHCM, Đà Nẵng, Đắk Nông, Quảng Nam, Đồng Nai, Bắc Kạn.
Bưu điện chi trả trợ cấp ưu đãi cho tất cả các đối tượng người có công hưởng trợ cấp hàng tháng, gồm: - Người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945; - Người hoạt động cách mạng từ ngày 1-1-1945 đến ngày Khởi nghĩa tháng Tám - 1945; - Bà mẹ Việt Nam anh hùng; - Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; - Thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh - Bệnh binh; - Người có công giúp đỡ cách mạng; - Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; - Người phục vụ Bà mẹ Việt nam anh hùng, thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Tuất liệt sĩ, tuất lão thành cách mạng, tuất tiền khởi nghĩa, tuất thương binh, tuất bệnh binh, tuất người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; - Người nhận chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg ngày 27-10-2008 của Thủ tướng; Quyết định 53/2010/QĐ-TTg ngày 20-8-2010 của Thủ tướng; Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 9-11-2011 của Thủ tướng.