COP 23 là hội nghị đàm phán then chốt, chuẩn bị cho việc đánh giá nỗ lực toàn cầu vào năm 2018. Các quốc gia thành viên công ước khung của Liên hiệp quốc sẽ thống nhất những điểm quan trọng, chi tiết về quy trình, thủ tục, hướng dẫn các quy định thực hiện Thỏa thuận Paris để có thể thông qua tại COP 24 vào năm sau. Cụ thể, những nội dung quan trọng cần thống nhất gồm: giảm nhẹ, đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC); thích ứng, tăng cường năng lực, hỗ trợ tài chính cho ứng phó biến đổi khí hậu; chuyển giao công nghệ, khung minh bạch về hành động và hỗ trợ… Đoàn đàm phán của các quốc gia sẽ thảo luận những nội dung này tại các phiên đàm phán kỹ thuật. Nhiệm vụ chủ trì, theo dõi nội dung các cuộc họp được giao cho thành viên đoàn đàm phán tùy theo chức năng nhiệm vụ của các bộ, ngành, đơn vị và lực lượng tham gia thực tế của đoàn Việt Nam.
Theo Cục Biến đổi khí hậu, quan điểm đàm phán của Việt Nam tại COP 23 vẫn sẽ bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về biến đổi khí hậu, tham gia các phiên đàm phán quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác ứng phó trong nước. Việt Nam coi NDC là cốt lõi của Thỏa thuận Paris và kỳ vọng các quốc gia sớm thống nhất nội dung, hình thức NDC để thể hiện nỗ lực và có căn cứ so sánh các mục tiêu đóng góp giảm phát thải toàn cầu. Các quy định, hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris, Công ước khí hậu của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto phải thuận lợi cho các bên; đồng thời, thể hiện nguyên tắc, trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một vấn đề nữa là việc đánh giá nỗ lực toàn cầu cần xác định rõ thông tin đầu vào, đầu ra để định hướng cho các quốc gia chuẩn bị.
Theo Cục Biến đổi khí hậu, quan điểm đàm phán của Việt Nam tại COP 23 vẫn sẽ bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về biến đổi khí hậu, tham gia các phiên đàm phán quan trọng, tác động trực tiếp đến công tác ứng phó trong nước. Việt Nam coi NDC là cốt lõi của Thỏa thuận Paris và kỳ vọng các quốc gia sớm thống nhất nội dung, hình thức NDC để thể hiện nỗ lực và có căn cứ so sánh các mục tiêu đóng góp giảm phát thải toàn cầu. Các quy định, hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris, Công ước khí hậu của Liên hiệp quốc và Nghị định thư Kyoto phải thuận lợi cho các bên; đồng thời, thể hiện nguyên tắc, trách nhiệm chung nhưng có sự phân biệt giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển. Một vấn đề nữa là việc đánh giá nỗ lực toàn cầu cần xác định rõ thông tin đầu vào, đầu ra để định hướng cho các quốc gia chuẩn bị.