Xây dựng thương hiệu: Sự sống còn của doanh nghiệp

Khi doanh nghiệp thiếu chiến lược quảng bá
Xây dựng thương hiệu: Sự sống còn của doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu là một trong những hoạt động quan trọng của doanh nghiệp, nó đánh giá mức độ thành công và vị trí của DN trên thương trường. Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện chưa quan tâm đến vấn đề thương hiệu, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự mình rời khỏi thị trường cạnh tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn nhạy cảm khi hàng loạt doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh khó khăn do đầu tư đa ngành. Tuy nhiên, một số “ông lớn” đã tận dụng cơ hội đối thủ suy yếu nhanh chóng xây dựng thương hiệu, khẳng định vị thế của mình trên thị trường.

Thương hiệu Vinasun Taxi được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng.

Thương hiệu Vinasun Taxi được nhiều khách hàng yêu thích và tin dùng.

Khi doanh nghiệp thiếu chiến lược quảng bá

Kết quả khảo sát của Viện Quản trị kinh doanh (Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội) đã công bố, có đến 98% doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thiếu chiến lược phát triển thương hiệu. Mặc dù, 90% ý kiến doanh nghiệp đều đồng tình thương hiệu quan trọng hơn cả năng lực tài chính, doanh nghiệp ý thức rất rõ tầm quan trọng của thương hiệu. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như thiếu năng lực tài chính, ở đại bộ phận doanh nghiệp chi phí đầu tư dành cho hoạt động xây dựng thương hiệu chưa xứng đáng, hoặc doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư nhưng thiếu kinh nghiệm để xây dựng thương hiệu vững mạnh.

Hơn ai hết, doanh nghiệp phải hiểu rõ rằng thương hiệu mang giá trị hữu hình, là sự sống còn của doanh nghiệp, nó gắn chặt với sự phát triển doanh nghiệp và lợi nhuận thương hiệu mang lại rất lớn. Bằng chứng là nhiều thương hiệu nước ngoài ở các ngành nghề thực phẩm, thức uống, điện tử… đã rất thành công qua hàng chục, hàng trăm năm, được người tiêu dùng biết đến và ưa chuộng trên khắp thế giới.

Ông Nguyễn Trần Quang, chuyên gia về thương hiệu Công ty FutureOne đã khẳng định: Các doanh nghiệp muốn tồn tại và cạnh tranh trên thương trường không thể thiếu một chiến lược xây dựng thương hiệu mạnh. Doanh nghiệp phải có tầm nhìn thương hiệu và xây dựng nó xuyên suốt chặng đường dài phát triển của công ty, luôn khẳng định sự hiện hữu của mình trên thương trường, như thế doanh nghiệp đó sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.

Chuyên gia tư vấn thương hiệu Mr Luke Lim đến từ Singapore cũng cho rằng những thương hiệu có tiếng tăm sẽ tạo nên được giá trị riêng, có lợi thế cạnh tranh về chiến lược kinh doanh tiếp thị bán hàng, vì được người tiêu dùng biết nhiều về thương hiệu của họ. Dĩ nhiên, điều này phải đi kèm với chất lượng sản phẩm, dịch vụ, cung cách phục vụ tốt. Như vậy thương hiệu sẽ tạo nên thế mạnh cho công ty.

Tài xế góp phần quan trọng xây dựng thương hiệu

Trong xu thế đó, mặc dù trong điều kiện các doanh nghiệp rơi vào hoàn cảnh bị “khai tử” do thiếu vốn thì nhiều công ty, tập đoàn Việt Nam có thế mạnh về tài chính đã tận dụng thời cơ đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, củng cố, xây dựng thương hiệu của mình ra thị trường các tỉnh lân cận. Điển hình là Công ty CP Ánh Dương Việt Nam trong vòng 19 năm thành lập và phát triển, công ty này đã nhanh chân thành lập các chi nhánh để từ đây mở rộng thị phần ra khắp các tỉnh thành Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Đà Nẵng… nhằm từng bước khẳng định thương hiệu taxi Vinasun với khách hàng trong và ngoài nước.

Để xây dựng thương hiệu, Vinasun ngoài việc tham gia các chương trình quảng bá thông qua cuộc thi đua xe đạp, tài trợ hội hoa xuân, quảng cáo… Công ty đã không ngừng củng cố nội lực thông qua đào tạo tay nghề đạo đức nghề nghiệp lái xe; nâng cấp, đổi mới, tăng cường thêm lượng xe; nâng cao kỹ năng phục vụ khách hàng tốt nhất.

Bởi vì, theo ông Võ Tá Quỳnh, Chuyên viên Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam - Đại diện văn phòng phía Nam nhận xét: “Kinh doanh taxi là một ngành đặc thù và khá nhạy cảm. Vì vậy việc tạo dựng và giữ gìn thương hiệu là công việc khó khăn và cần thiết. Để làm được điều này chính tài xế là lực lượng quan trọng trong công việc bảo vệ và xây dựng thương hiệu hình ảnh Vinasun. Tôi cho rằng mỗi tài xế phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thương hiệu”. Trong đại hội cổ đông thường niên 2012, các cổ đông đã từng nhấn mạnh: Chính các tài xế là người làm nên thương hiệu và gìn giữ thương hiệu Vinasun.

Khách hàng Trần Ngọc Duyên, cư ngụ tại Q. Phú Nhuận nhận xét: Tôi nghĩ rằng tại thị trường TPHCM Vinasun đang ở thời kỳ đỉnh cao khi những thương hiệu khác chưa đủ năng lực và tiềm lực cạnh tranh với Vinasun, trong khi đối thủ đang gặp đại nạn do hệ quả của sự phát triển đa ngành nghề, đầu tư dàn trải. Theo cá nhân tôi, Vinasun cần các tài xế để xây dựng thương hiệu vì xây dựng thương hiệu rất khó. Ông Luke Lim cũng nói thêm quảng bá thương hiệu là việc làm cả đời của doanh nghiệp, như doanh nghiệp nước ngoài có mặt cả trăm năm nay nhưng vẫn phải quảng cáo, hay một số tập đoàn trên thế giới ngày mai phá sản nhưng họ vẫn có thể cầm tên thương hiệu đến ngân hàng vay được 1 tỷ USD, vì thương hiệu đã quá mạnh…

Ông Võ Tá Quỳnh, Chuyên viên Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam - Đại diện văn phòng phía Nam nhận xét: “Kinh doanh taxi là một ngành đặc thù và khá nhạy cảm. Vì vậy việc tạo dựng và giữ gìn thương hiệu là công việc khó khăn và cần thiết. Để làm được điều này chính tài xế là lực lượng quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng thương hiệu hình ảnh Vinasun. Tôi cho rằng mỗi tài xế phải ý thức được trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ thương hiệu”.

MỸ HẠNH (theo vinasuntaxi.com)

Tin cùng chuyên mục