Xử lý bất cứ ai vi phạm, không có vùng cấm

Việc Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016; thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương… đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Việc Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016; thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Ban Cán sự Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương… đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Bên hành lang Quốc hội chiều 4-11, trao đổi với báo chí về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Quốc Vượng khẳng định, bước tiếp theo sẽ làm theo quy định của pháp luật. “Theo quy định của Đảng thì Đảng đã xử lý thế nào thì chính quyền và đoàn thể phải xử lý tương ứng”. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng khẳng định hình thức cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Công thương trong giai đoạn đương nhiệm với ông Vũ Huy Hoàng là cao hơn hình thức cảnh cáo đề xuất trước đó.

Từ vụ ông Vũ Huy Hoàng, ông Trần Văn Truyền... có những bổ nhiệm sai trái, hành vi sai trái khi còn đương nhiệm, vậy thì cơ chế nào giám sát những người có chức vụ khi họ đang đương chức? Đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định, tất cả các cơ chế giám sát chúng ta đều làm được nếu tất cả mọi người đều hợp lòng, hợp lực. Tất nhiên bây giờ tiếp tục hoàn thiện nhưng các cơ chế hiện hành đều có thể làm được. Còn lỗ hổng trong công tác cán bộ là do quá trình giám sát chưa đầy đủ. Cơ chế giám sát của Đảng và Nhà nước lúc nào cũng có và tiếp tục hoàn thiện theo quá trình phát triển. Và phải tiếp tục hoàn thiện chứ không đứng như thế. Tinh thần của Đảng là xử lý không có vùng cấm, bất cứ ai vi phạm đều phải xử lý, đúng theo tinh thần của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Vấn đề là phải luôn thực hiện tinh thần giám sát về mặt xã hội, về mặt Đảng và Nhà nước.

Cùng ngày, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cũng cho biết, Ban Bí thư giao cho Ban Cán sự Đảng Chính phủ phối hợp với đảng đoàn Quốc hội nghiên cứu quy trình kỷ luật. Đây là việc rất khó vì ông Hoàng là đại biểu khóa XIII, đã được Quốc hội khóa XIII miễn nhiệm nên đến nay ông Hoàng không còn chức bộ trưởng nữa. Không còn chức vụ thì cần phải giao cho bên Chính phủ, Quốc hội sẽ nghiên cứu quy định về mặt pháp luật thế nào, quy trình nào. Việc này đang được giao cho những cơ quan giúp việc cho Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu về tính pháp lý vì khi trình ra Quốc hội phải có đủ tính pháp lý của việc này. Khi bổ nhiệm thì Chính phủ phải có tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn. Nếu bình thường đang đương chức thì không vấn đề gì, Chính phủ lại làm một tờ trình gửi sang đề nghị xem xét kỷ luật thì Quốc hội tiến hành kỷ luật. Đây cũng là trường hợp đầu tiên, chưa có tiền lệ, cách chức với người không còn chức vụ nữa nên việc xử lý đúng là rất khó.

LÂM NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục