Xử lý “ma men” vi phạm giao thông theo kinh nghiệm quốc tế

Ngày 4-7, 3 Phòng Cảnh sát nghiệp vụ trực thuộc Công an TPHCM gồm Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt (PC47), Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (PC45) và Trung đoàn Cảnh sát cơ động phối hợp với Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố lập tổ tuần tra kiểm soát, ra quân xử lý các vi phạm quy định về nồng độ cồn.
Xử lý “ma men” vi phạm giao thông theo kinh nghiệm quốc tế

(SGGPO).- Ngày 4-7, 3 Phòng Cảnh sát nghiệp vụ trực thuộc Công an TPHCM gồm Phòng Cảnh sát Giao thông đường bộ đường sắt (PC47), Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Trật tự xã hội (PC45) và Trung đoàn Cảnh sát cơ động phối hợp với Lực lượng Thanh niên xung phong thành phố lập tổ tuần tra kiểm soát, ra quân xử lý các vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Đợt xử lý “ma men” lần này tại TPHCM được thực hiện theo chương trình “Chính sách Quốc gia phòng, chống tác hại do lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020” của Chính phủ và chỉ đạo của Bộ Công an, Công an TPHCM về thí điểm tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm quy định về nồng độ cồn theo kinh nghiệm quốc tế.

Xử lý “ma men” vi phạm giao thông theo kinh nghiệm quốc tế ảnh 1

Lực lượng CSGT thuộc Đội CSGT Chợ Lớn (TPHCM) kiểm tra nồng độ cồn người tham gia giao thông trong đợt ra quân xử lý “ma men” gần đây.

Theo đó, các thành viên trong tổ công tác phải là những cán bộ - chiến sĩ có nhiều kinh nghiệm, nắm vững nghiệp vụ, quy trình công tác, linh hoạt trong xử lý vụ việc; có đạo đức tốt. Việc tuần tra kiểm soát, xử lý các vi phạm đối với “ma men” sẽ được thực hiện trên các tuyến đường trọng điểm, phức tạp, thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông, các tuyến đường có lưu lượng phương tiện lưu thông đông như: cao tốc TPHCM – Long Thanh – Dầu Giây, TPHCM – Trung Lương.

Các tổ tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm tiến hành theo cách làm của quốc tế: Bố trí lực lượng mặc thường phục nắm bắt tình hình quanh khu vực kiểm tra, phát hiện có phương tiện vi phạm sẽ báo CSGT ở gần đó để lực lượng này ra hiệu lệnh cho phương tiện giảm tốc độ và hướng dẫn đi đến vị trí kiểm tra. Tại đây, tùy vào từng loại phương tiện mà CSGT có thể yêu cầu lái xe có thể ngồi trên xe hoặc xuống xe cho phù hợp để thực hiện yêu cầu đo nồng độ cồn.

 Tổ công tác sẽ dùng máy đo nồng độ cồn ở chế độ thụ động xác định định tính (không cần dùng ống thổi) để kiểm tra người lái xe có nồng độ cồn trong hơi thở hay không. Khi phát hiện có vi phạm quy định về nồng độ cồn thì tổ công tác sẽ đưa lái xe vào khu vực xử lý, kiểm tra giấy tờ và dùng máy đo nồng độ cồn ở chế độ đo định lượng có ống thổi để kiểm tra xác định mức độ vi phạm, xử lý theo quy định. Mọi hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, sẽ được lập biên bản vi phạm hành chính, tạm giữ phương tiện theo quy định tại Nghị định 171. Đợt ra quân thí điểm này sẽ kéo dài trong 1 tháng, nếu có hiệu quả tốt, PC67 sẽ tham mưu cho Công an TPHCM triển khai trên quy mô rộng tại thành phố.

TUẤN VŨ

Tin cùng chuyên mục