Ý kiến: Của cho không bằng cách cho!

Ngày 7-11-2011, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định 69/2011/QĐ-UBND quy định về việc trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn TPHCM. Theo đó, tại mục 2, điều 1 của văn bản quy định rõ, mức trợ cấp đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy một học sinh khuyết tật ở bậc mầm non là 200.000 đồng/tháng. Đối với hai bậc tiểu học và THCS, mức tiền trợ cấp lần lượt là 260.000 đồng và 320.000 đồng/học sinh/tháng. Chế độ trợ cấp được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính trong việc đóng hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, quy định đã bộc lộ nhiều bất cập.

Ngày 7-11-2011, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định 69/2011/QĐ-UBND quy định về việc trợ cấp giảng dạy đối với giáo viên dạy hòa nhập cho người khuyết tật trên địa bàn TPHCM. Theo đó, tại mục 2, điều 1 của văn bản quy định rõ, mức trợ cấp đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy một học sinh khuyết tật ở bậc mầm non là 200.000 đồng/tháng. Đối với hai bậc tiểu học và THCS, mức tiền trợ cấp lần lượt là 260.000 đồng và 320.000 đồng/học sinh/tháng. Chế độ trợ cấp được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính trong việc đóng hoặc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, sau gần 2 năm triển khai thực hiện, quy định đã bộc lộ nhiều bất cập.

Đơn cử, đối với mức tiền trợ cấp giáo viên, hiệu trưởng (xin được giấu tên) một trường tiểu học trên địa bàn quận 5 bày tỏ: “Nếu như ở bậc THCS, giáo viên được phân đảm trách từng bộ môn cụ thể, một lớp có thể có hơn 10 giáo viên thì ở bậc tiểu học, một giáo viên phải cùng lúc giảng dạy nhiều môn học khác nhau, số lượng giờ lên lớp vì thế cũng nhiều hơn gấp bội. Tuy nhiên, mâu thuẫn ở chỗ đối với một lớp có 2 học sinh khuyết tật ở bậc THCS, mỗi giáo viên phụ trách được nhận 520.000 đồng/tháng, dù thời gian lên lớp chỉ 2 - 3 tiết/tuần. Nếu tính tổng số tiền trợ cấp cho tất cả giáo viên của lớp học đó, con số sẽ tăng đến mức khổng lồ. Tuy nhiên ở bậc tiểu học, giáo viên phụ trách lớp chỉ được nhận vỏn vẹn 400.000 đồng/tháng. Tổng số tiền trợ cấp cho toàn bộ lớp học khi đó cũng dừng ở con số khiêm tốn này”.

Làm ít hưởng nhiều, trong khi làm nhiều lại hưởng ít. Rõ ràng đây là sự bất hợp lý, thiếu công bằng đối với công sức bỏ ra của giáo viên tiểu học. Chính sách trợ cấp khi đó dù có cũng chưa thể động viên được tinh thần làm việc của các thầy, cô giáo. Đó là chưa kể theo tiết lộ của nhiều giáo viên đứng lớp, số tiền trợ cấp ít ỏi này không được chi trả vào kỳ lương hàng tháng theo quy định chung của thành phố mà thường chờ đến cuối năm học, sau khi các đơn vị quyết toán sổ sách mới chi trả cho giáo viên. “Số tiền lãnh một lần sẽ khá lớn nhưng nguyện vọng của chúng tôi muốn được trả hàng tháng để trang trải cuộc sống”, giáo viên một trường tiểu học vùng ven bày tỏ.

Để khắc phục tình trạng đó, rất mong các cơ quan chức năng sớm có sự điều chỉnh mức trợ cấp, đồng thời giám sát chặt chẽ việc chi trả trợ cấp cho giáo viên. Của cho không bằng cách cho. Thiết nghĩ một khi chính sách đã được ban hành, đừng biến nó trở thành nỗi buồn và sự chạnh lòng của những giáo viên đã hết lòng tận tụy cho sự nghiệp giáo dục.

THANH THU

Tin cùng chuyên mục