Bảng xếp hạng An ninh lương thực 2010: Afghanistan và châu Phi sẽ thiếu lương thực trầm trọng

Theo bảng xếp hạng An ninh lương thực 2010 vừa được LHQ công bố, Afghanistan và các nước châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng vì hạn hán và lụt lội.
Bảng xếp hạng An ninh lương thực 2010: Afghanistan và châu Phi sẽ thiếu lương thực trầm trọng

Theo bảng xếp hạng An ninh lương thực 2010 vừa được LHQ công bố, Afghanistan và các nước châu Phi ở phía Nam sa mạc Sahara đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng vì hạn hán và lụt lội.

Bảng xếp hạng dựa trên kết quả cuộc khảo sát do Tổ chức tư vấn Maplecroft có trụ sở ở Anh kết hợp với Chương trình Lương thực thế giới (WFP) của LHQ tiến hành trên 163 quốc gia.

Trẻ em châu Phi vẫn chưa thể có được no đủ trong ngày mai.

Trẻ em châu Phi vẫn chưa thể có được no đủ trong ngày mai.

Theo cuộc khảo sát có tựa đề “Chỉ số nguy cơ an ninh lương thực năm 2010”, Afghanistan đứng đầu trong số 10 quốc gia có nguy cơ lớn nhất về an ninh lương thực, tiếp theo là 9 nước châu Phi như Cộng hòa Dân chủ Congo, Burundi, Eritrea, Sudan, Ethiopia, Angola, Liberia... Cũng theo nghiên cứu nói trên, trong số 50 quốc gia trên thế giới phải đối mặt với nguy cơ cao về an ninh lương thực có tới 36 nước ở khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi.

Đánh giá rủi ro được dựa trên 12 yếu tố, bao gồm khả năng sản xuất thực phẩm có nguồn gốc từ ngũ cốc, khả năng phân phát lương thực và tác động của điều kiện thời tiết khắc nghiệt đối với việc sản xuất lương thực, nguy cơ xung đột, chất lượng hạ tầng nông nghiệp, tính hiệu quả trong hoạt động của chính phủ...

Theo bản đánh giá này, các nước có nguồn cung lương thực ổn định nhất nằm ở Bắc Mỹ và Tây Âu, trong đó Phần Lan đứng đầu danh sách các nước có mức an ninh lương thực cao nhất, tiếp theo là Thụy Điển, Đan Mạch và Na Uy.

Trong một diễn biến khác có liên quan, trong một bài viết trên nhật báo Vedomosti của Nga ngày 19-9, giới phân tích cho rằng lần đầu tiên trong hơn 10 năm qua, Nga - quốc gia xuất khẩu lúa mì lớn thứ 3 thế giới vào năm ngoái - sẽ phải nhập khẩu ít nhất 5 triệu tấn ngũ cốc sau khi nước này hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong hơn một thế kỷ qua.

Tuy nhiên, theo ước tính của Giám đốc Viện nghiên cứu thị trường nông nghiệp Nga Dmitry Rylko, Nga có thể phải nhập khẩu từ 1,5 - 2,2 triệu tấn ngũ cốc.

Theo ông Rylko, phần lớn ngũ cốc sẽ được nhập từ Kazakhstan và Ukraine, hai nước trồng ngũ cốc hàng đầu ở vùng Biển Đen cùng với Nga. 

H.CHI

Tin cùng chuyên mục