Sau loạt bài “Đời sống văn hóa ngoại thành”

Các cơ quan chức năng nói gì?

Báo SGGP ra ngày 14 và 15-6 có đăng loạt bài “Đời sống văn hóa ngoại thành” đề cập đến những thiếu thốn trong hưởng thụ văn hóa tinh thần của bà con, đồng thời phản ánh những công trình phúc lợi văn hóa ở một số địa phương sau khi xây dựng, nâng cấp sửa chữa đưa vào hoạt động không bao lâu rồi lại bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng. Các cơ quan chức năng nói gì về việc lãng phí những công trình như Nhà hát An Nhơn Tây (Củ Chi); Khu vui chơi thiếu nhi xã Bình Lợi, CLB VH - TDTT liên xã Tân Nhựt (Bình Chánh)…
Các cơ quan chức năng nói gì?

Báo SGGP ra ngày 14 và 15-6 có đăng loạt bài “Đời sống văn hóa ngoại thành” đề cập đến những thiếu thốn trong hưởng thụ văn hóa tinh thần của bà con, đồng thời phản ánh những công trình phúc lợi văn hóa ở một số địa phương sau khi xây dựng, nâng cấp sửa chữa đưa vào hoạt động không bao lâu rồi lại bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng. Các cơ quan chức năng nói gì về việc lãng phí những công trình như Nhà hát An Nhơn Tây (Củ Chi); Khu vui chơi thiếu nhi xã Bình Lợi, CLB VH - TDTT liên xã Tân Nhựt (Bình Chánh)…

  •  Phó Bí thư Thành đoàn TPHCM  Trần Trọng Tuấn:

Sau khi Báo SGGP phản ánh tình trạng xuống cấp trầm trọng của “Khu vui chơi thiếu nhi xã Bình Lợi” do Thành đoàn TPHCM đầu tư (từ số tiền đóng góp của 15 cơ sở Đoàn khoảng 150 triệu đồng), chúng tôi đã đề nghị Huyện đoàn báo cáo sự việc cụ thể để khắc phục. Hướng tới, Thành đoàn sẽ cùng Huyện đoàn Bình Chánh tập trung đầu tư, sửa chữa, duy trì tổ chức lại sân chơi này và đưa vào hoạt động chậm nhất là 15-10-2004. 

  • Phó Giám đốc Sở VH-TT TPHCM Nguyễn Thành Tấn:
Các cơ quan chức năng nói gì? ảnh 1
Khu vui chơi thiếu nhi xã Bình Lợi (Bình Chánh).
 Ảnh: VÂN AN

Cơ sở vật chất ngành VHTT ngoại thành muốn tránh lãng phí và phát huy tác dụng tốt phải gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn dân cư. Sở VHTT đang tổ chức 3 đoàn đi khảo sát thực tế tại các quận, huyện về cơ sở vật chất và bộ máy nhân sự của ngành văn hóa thông tin để có hướng chỉ đạo công việc cụ thể và xây dựng chương trình đầu tư chiến lược lâu dài. Có một số Nhà văn hóa ấp, khu phố được nhân dân và nhà nước đầu tư cả tỉ đồng và hoạt động có hiệu quả. Tại phường Phước Bình, quận 9, cả 6 khu phố đều có NVH, mỗi NVH được đầu tư 300 triệu đồng và hoạt động tốt.

Tình trạng lãng phí về cơ sở vật chất trong VHTT theo tôi xuất phát từ nguyên nhân ở cơ sở và sự hướng dẫn, kiểm tra của phòng VHTT quận, huyện, Sở VHTT. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa phải đi kèm với bộ máy nhân sự, vì thiếu người tổ chức hoạt động thì có cơ sở vật chất cũng dễ bị lãng phí.

Cái lo nhất của Sở VHTT hiện nay là khi hình thành được nhà văn hóa phường, xã… việc tổ chức nội dung hoạt động ra sao để phát huy hiệu quả tốt nhất.

  •  Trưởng phòng VHTT huyện Củ Chi Nguyễn Văn Nghĩa: 

Sau khi đội chiếu bóng huyện bàn giao về Trung tâm văn hóa (TTVH) thì Nhà hát An Nhơn Tây được xem như cơ sở 2 của TTVH với lịch hoạt động thường xuyên của các lớp năng khiếu, đội nhóm, CLB, sân khấu biểu diễn. Khi cơ sở hạ tầng xuống cấp trầm trọng, huyện đã có biện pháp cải tạo nâng cấp nhà hát. Tuy nhiên, trong quá trình thi công, ngành văn hóa huyện không được tham khảo ý kiến nên trong xây dựng lại đã xảy ra nhiều điều chưa hợp lý… và nhà hát lại xuống cấp. Phòng VH-TT đã có kiến nghị với huyện, UBND huyện có chủ trương xây dựng các nhà văn hóa thể thao các cụm dân cư, các xã. Với thực trạng Nhà hát An Nhơn Tây, vấn đề cấp thiết là nhanh chóng thực hiện việc xây dựng, sửa chữa nâng cấp để đưa vào hoạt động.

  •  Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi Cao Thị Gái:  

Gần đây huyện đã có đầu tư rất lớn xây dựng Trung tâm thể dục thể thao, đang xây dựng TTVH huyện, Nhà văn hóa xã Thái Mỹ, 10 nhà bia tưởng niệm tại 10 xã anh hùng – công trình chào mừng 30 năm giải phóng miền Nam… Riêng Nhà hát An Nhơn Tây (xây dựng từ năm 1982) xuống cấp như hiện nay ban lãnh đạo huyện đã biết và đang có kế hoạch sửa chữa nâng cấp, đầu tư xây dựng lại thành một nhà văn hóa cho cụm dân cư 6 xã.Về mặt quản lý, UBND huyện giao cho TTVH chịu trách nhiệm chăm lo các hoạt động nghiệp vụ, nhân sự, chuyên môn. Khó khăn hiện nay của huyện Củ Chi là địa bàn rộng nên vấn đề kinh phí chi cho hoạt động văn hóa còn eo hẹp, chỉ có thể trích từ ngân sách chung của cả huyện để hỗ trợ hoạt động văn hóa các xã. TTVH khó gánh nổi vì không có nguồn thu nào góp phần giảm tải gánh nặng vấn đề này. 

  • Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh Nguyễn Thị Việt Thùy: 

Khi về nhận công tác tại huyện Bình Chánh tôi chỉ nghe bàn giao có 3 công trình văn hóa: Trung tâm Văn hóa – Thể dục thể thao huyện và 2 CLB VH - TDTT liên xã Vĩnh Lộc, Hưng Long. Khi báo SGGP nêu vấn đề về CLB VH - TDTT liên xã Tân Nhựt bỏ hoang, lãng phí, chúng tôi đã điện thoại hỏi đồng chí Bí thư xã Tân Nhựt và được biết sự việc mà báo đề cập là có thật. Xã cho biết sau khi đưa vào sử dụng sân khấu, tổ chức biểu diễn tại đây, các nghệ sĩ phải qua đò rất bất tiện nên sau một năm hoạt động không phát huy được tác dụng rồi ngưng luôn. Sau khi xem xét cụ thể chúng tôi sẽ tính. Còn CLB VH – TDTT liên xã Bình Lợi và Trụ sở Ban chủ nhiệm ấp văn hóa “bị vướng” với Trường Tiểu học Gò Xoài mới xây dựng, chúng tôi đã có kế hoạch dời ra nơi khác trong năm nay. Hiện nay xin kinh phí cũng là vấn đề nan giải

NHÓM PV VHVN

Tin cùng chuyên mục