Cẩn trọng với OGC

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, mã CP OGC (CTCP Tập đoàn Đại Dương) giảm sàn còn 35.800 đồng/CP với hơn 2,3 triệu đơn vị khớp lệnh. Những ngày gần đây, CP này hút khách trên thị trường với KLGD lớn và diễn biến về thị giá hết sức khó lường, đỉnh điểm là ngày 21-9 vừa qua.
Cẩn trọng với OGC

Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, mã CP OGC (CTCP Tập đoàn Đại Dương) giảm sàn còn 35.800 đồng/CP với hơn 2,3 triệu đơn vị khớp lệnh. Những ngày gần đây, CP này hút khách trên thị trường với KLGD lớn và diễn biến về thị giá hết sức khó lường, đỉnh điểm là ngày 21-9 vừa qua.

  • Từ tin đồn

OGC chính thức xuất hiện tại HOSE vào phiên giao dịch ngày 4-5 với giá khởi điểm 3.0 và đóng cửa tại mức 3.6. Vài ngày sau, một cổ đông lớn của OGC là FPT Capital đăng ký bán 2 triệu CP OGC để giảm tỷ lệ từ 8,88% xuống 8,09% và hoàn tất vào đầu tháng 6.

Nhưng lại có tin đồn cho rằng 2 triệu CP này thuộc về những cổ đông khác, không thể công khai đăng ký bán khi mới lên sàn nên nhờ FPT Capital đứng tên hộ để thuận lợi trong việc xả hàng. Từ ngày 6 đến ngày 25-5, OGC giảm từ 3.7 xuống còn 3.0.

Lúc này nhiều NĐT rỉ tai nhau rằng một số đại gia đã mua được OGC với giá 2.0 từ trước khi lên sàn nên với mức giá trên 3.0 bán kiểu gì cũng có lời nên CP này khó lên giá được. Nhưng chỉ trong chưa đầy 1 tháng, OGC đã có một đợt sóng tăng từ 3.0 leo lên tận 4.2 vào ngày 16-6 bất chấp thị trường chung diễn biến lình xình.

Sự quật khởi của OGC được lý giải bởi 2 luồng thông tin: Bên chính thống căn cứ vào lợi nhuận hợp nhất quý I của OGC đạt 85,34 tỷ đồng, tăng hơn 80 tỷ đồng so với cùng kỳ 2009.

Còn những tin đồn lại đưa ra lý do OGC sắp chào bán cho một đối tác chiến lược với giá 4.0, nên bằng mọi giá phải đẩy CP lên. Sau khi điều chỉnh về khu vực 3.7-3.8, OGC lại có một đợt tăng giá mới lên 4.6 vào ngày 26-7 và kèm theo hàng loạt tin đồn về việc có thể được đánh lên 5.0 thậm chí 6.0.

Nhưng rốt cuộc OGC rơi vào một đợt điều chỉnh mạnh xuống lại 3.0 vào ngày 27-8 theo xu hướng chung của thị trường. Như vậy, nếu ai mua đỉnh và bán đáy OGC, tỷ lệ thua lỗ cũng đã trên 30% chỉ trong vỏn vẹn 1 tháng.

Từ đầu tuần trước, OGC nổi sóng trở lại, từ 3.1 lên gần 3.8 vào ngày 21-9, cũng được xem là một ngày lịch sử của CP này. Giảm giá từ đầu phiên giao dịch, sau đó tăng giá rồi lại giảm kịch sàn trong suốt đợt khớp lệnh liên tục nhưng lại tăng trần khi kết thúc phiên với 14,36 triệu đơn vị khớp lệnh. Và cũng do OGC tăng trần mà VN Index chỉ giảm 4,55 điểm và KLGD đạt hơn 57 triệu đơn vị.

Cẩn trọng với OGC ảnh 1
  • Đến nghi vấn

Sức hút lớn nhất của OGC đến lúc này chính là từ khi lên sàn CP này luôn có sóng (biểu đồ luôn lên hoặc xuống rõ rệt). Bên cạnh đó, những luồng thông tin chính thống và tin đồn về OGC luôn xuất hiện song song, tạo ra cảm giác nửa thật nửa sai đối với NĐT.

Dần dà NĐT chả cần quan tâm đến lý do vì sao CP này tăng hoặc giảm, mà chỉ cần chờ CP có dấu hiệu nổi sóng là mua vào. Trở lại với phiên giao dịch ngày 21-9 vừa qua, đã rất nhiều người bất ngờ trước diễn biến hết sức kịch tính của CP này.

Khi CP OGC bị bán rất mạnh và giảm sàn, tưởng như không ai dám mua vào, hàng loạt lệnh mua đều đặn tại mức giá sàn vẫn liên tục được tung ra làm đối ứng. Tình trạng này diễn ra trong gần 1 tiếng đồng hồ, nhiều người đã nghĩ rằng OGC khó thoát khỏi kiếp “đo sàn”.

Nhưng bất ngờ đến 10 giờ 30 phút, OGC xuất hiện lệnh mua ATC với khối lượng hơn 1,7 triệu đơn vị, mua trần gần 9 triệu đơn vị, và hơn 3 triệu đơn vị cận trần. Lệnh bán ra lập tức giảm mạnh. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là cuộc chiến cung cầu đối với OGC mà bên mua đã giành phần thắng. Nhưng sự thực liệu có đơn giản như vậy hay không?

Vì sao bên bán nhận thấy lực cầu tại giá sàn mạnh như vậy mà vẫn tiếp tục bán ra thay vì tiết cung để chờ đợi mức giá bán cao hơn? Cách “kê” lệnh mua trần với khối lượng cao ngất mang tính “dằn mặt” nhiều hơn là ý định muốn mua thực sự - vì kết thúc phiên giao dịch, lệnh ATC không xuất hiện trên bảng điện tử, dư mua giá trần vẫn còn nguyên.

Lại có những tin đồn cho rằng đây thực chất chỉ là một màn kịch không hơn không kém, và việc mua bán OGC thực chất chỉ là chuyển từ tay này sang tay kia. Theo đó, ban đầu bên bán cung hàng giá thấp để hù dọa những ai giữ hàng phải bán ra. Sau đó, bên mua lại chất lệnh mua với giá cao để tạo ra cảm giác hàng giá rẻ đã hết, CP đã tạo đáy và dụ những NĐT khác mua vào.

Cách thức này nếu được lặp lại nhiều lần có thể khiến nhiều NĐT rơi vào trạng thái mua cao bán thấp. Bên cạnh đó, tin đồn về việc đối tác chiến lược mua vào 10-15% vốn của OGC lại được đem ra lý giải. Nhưng cần lưu ý đến một vấn đề là sức cầu của khối ngoại đối với OGC những ngày vừa qua tương đối lớn và ai cũng nhắc đến khối ngoại là động lực khiến OGC tăng giá. 2 tuần qua, NĐTNN đã mua vào khoảng 10 triệu CP OGC, nhưng đến giờ vẫn chưa rõ NĐTNN đó là ai.

Sức cầu của NĐTNN mặc dù lớn nhưng thực chất cầu nội lại còn lớn hơn. Như trong ngày 21-9, NĐTNN mua khoảng 2 triệu đơn vị, chỉ bằng 14% so với KLGD. Hiệu ứng dây chuyền kiểu ai cũng nghe NĐTNN mua vào rồi bắt chước mua theo làm cho CP tăng giá cũng rất có thể đang xảy ra đối với OGC.

Đại Ngàn

Tin cùng chuyên mục