Do dự báo kém: Quốc hội chưa kiểm soát được ngân sách

Hôm qua (28-5), Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 và thảo luận về dự án Luật Người khuyết tật. Nếu trong buổi sáng các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn về cách làm ngân sách hiện nay, thì buổi chiều, rất nhiều ý kiến đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) và xã hội đối với lao động là người khuyết tật.
Do dự báo kém: Quốc hội chưa kiểm soát được ngân sách

Hôm qua (28-5), Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008 và thảo luận về dự án Luật Người khuyết tật. Nếu trong buổi sáng các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) băn khoăn về cách làm ngân sách hiện nay, thì buổi chiều, rất nhiều ý kiến đề cập đến trách nhiệm của doanh nghiệp (DN) và xã hội đối với lao động là người khuyết tật.

  • Trung ương bội chi, địa phương lại kết dư
Ghi nhận số thu ngân sách vượt dự toán khá cao trong tình hình khó khăn của năm 2008, song ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) yêu cầu điều chỉnh dự toán thu do quá thấp.
Ghi nhận số thu ngân sách vượt dự toán khá cao trong tình hình khó khăn của năm 2008, song ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) yêu cầu điều chỉnh dự toán thu do quá thấp.

Thảo luận về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2008, đa số ý kiến ĐBQH bày tỏ quan tâm đến số vượt thu khá lớn so với dự toán. Các ĐB cũng đề nghị một cách làm ngân sách khác để QH có thể thực sự kiểm soát được tình hình tài chính quốc gia.

Ghi nhận số thu ngân sách vượt dự toán khá cao trong tình hình khó khăn của năm 2008, song ĐB Đặng Như Lợi (Cà Mau) yêu cầu điều chỉnh dự toán thu do quá thấp. ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) phân tích, nguồn vượt thu chủ yếu là từ dầu thô và đất đai nên không thể hiện sự phát triển bền vững và “đến một lúc nào đó sẽ không còn để thu”.

Vai trò của Kiểm toán nhà nước trong việc xem xét, thẩm tra quyết toán thu – chi ngân sách được khá nhiều ĐB nhấn mạnh và coi đây là cơ sở quan trọng để QH phê duyệt quyết toán ngân sách. ĐB Trần Đình Long (Đắc Lắc) nhận xét: “Kiểm toán nhà nước đã thực hiện kiểm toán thu – chi ngân sách nhưng cấp tỉnh thành  còn chưa làm hết nói gì đến cấp quận huyện. Như vậy QH làm sao có đủ cơ sở để quyết định”.

ĐB Phan Trung Lý (Nghệ An) đề nghị cụ thể: “Kiểm toán Nhà nước không chỉ trình một báo cáo lên tới 100 trang với QH mà phải có những kết luận rõ ràng, cô đọng, thể hiện rõ đánh giá cuối cùng của mình. Công tác kiểm toán cũng cần được làm kỹ càng hơn, “phủ kín” các lĩnh vực, địa phương cần kiểm toán theo Luật Ngân sách nhà nước”.

Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) phát biểu tại hội trường.

Đại biểu Phạm Thị Loan (Hà Nội) phát biểu tại hội trường.

Trong khi đó, ĐB Phạm Thị Loan (Hà Nội) cho rằng, nhiều tồn tại trong công tác lập, quyết định dự toán và thực hành thu – chi ngân sách đã được chỉ ra nhiều năm nay mà chưa có chuyển biến rõ rệt. Trong khi ngân sách Trung ương bội chi thì ngân sách địa phương lại kết dư. Cần sửa đổi quy định về điều chuyển vốn để tránh tình trạng này. Làm sao để QH nắm quyền quyết định thực sự về ngân sách là vấn đề được ĐB Trần Du Lịch (TPHCM) kiên trì đề nghị từ nhiều kỳ họp QH.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh công nhận, công tác dự báo vừa qua chưa chính xác.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh công nhận, công tác dự báo vừa qua chưa chính xác.

ĐB Trần Du Lịch khẳng định: “Tôi sẽ biểu quyết thông qua quyết toán ngân sách năm 2008, vì thu đã thu rồi, chi cũng đã chi rồi. Nhưng với cách làm ngân sách hiện nay QH không thực sự kiểm soát được. Việc quyết định bội chi không được vượt bao nhiêu % GDP không có ý nghĩa nhiều lắm và không thể cứ tăng thu là tăng chi. Lẽ ra QH phải quyết từng khoản chi một; cái nào đã được quyết mới được chi, như vậy mới thực sự là kiểm soát ngân sách”.

Giải trình với QH, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh công nhận, công tác dự báo vừa qua chưa chính xác. Phần vượt thu do dự báo thiếu chính xác khoảng 60%. Về phần tăng thu do giá dầu thô tăng, Chính phủ đã xin ý kiến QH và UBTV QH đã có văn bản cho phép chủ yếu sử dụng khoản này cho bù lỗ dầu. Các khoản tăng chi là đúng thẩm quyền và đúng Luật Ngân sách Nhà nước.

  • Sử dụng lao động khuyết tật: khuyến khích hay bắt buộc?

Thảo luận về dự án Luật Người khuyết tật, các ĐB tiếp tục có các ý kiến khác nhau về vấn đề giải quyết việc làm, sử dụng lao động là người khuyết tật (NKT). Một số ĐB đề nghị chỉ quy định chính sách “khuyến khích” DN nhận NKT vào làm việc, vì kết quả của quy định hiện hành bắt buộc DN nhận tỷ lệ 2-3% NKT vào làm việc rất hạn chế. Đa số DN không tuyển đủ 2-3% NKT vào làm việc với nhiều lý do khác nhau như: việc làm tổ chức theo dây chuyền, sức khỏe, trình độ của NKT không đáp ứng được yêu cầu của công việc…

Quy định chính sách việc làm theo hướng khuyến khích, mang ý nghĩa trách nhiệm xã hội đối với DN sẽ tạo sự chủ động trong việc tuyển dụng và sử dụng lao động là NKT phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng cũng có nhiều ĐBQH cho rằng, quy định khuyến khích như dự thảo luật là một “bước lùi” so với chính sách của Pháp lệnh về người tàn tật và pháp luật lao động hiện hành.

Do còn những ý kiến khác nhau, UBTV QH đã đề xuất 2 phương án trình QH xem xét, quyết định. Phương án 1 là Nhà nước “khuyến khích” cơ quan, tổ chức và DN nhận NKT vào làm việc. Chính phủ quy định cụ thể chính sách khuyến khích cơ quan, tổ chức và DN nhận NKT vào làm việc. Phương án 2 quy định cơ quan, tổ chức, DN (hoặc cơ quan, tổ chức, DN thuộc khu vực nhà nước) có trách nhiệm tuyển dụng ít nhất 1% NKT vào làm việc. Trong trường hợp không tuyển đủ tỷ lệ người khuyết tật vào làm việc theo quy định này thì phải nộp một khoản tiền lương tương ứng với số người khuyết tật tuyển còn thiếu vào Quỹ giải quyết việc làm cho người khuyết tật

ANH PHƯƠNG - HÀM YÊN

Tin cùng chuyên mục