Không thể để Chính phủ nợ đọng văn bản

Ngày 24-3, theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại Trụ sở Chính phủ,  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình xây dựng các văn bản chi tiết thi hành luật, pháp lệnh của 11 bộ, cơ quan (NN-PTNT, Y tế, TN-MT, GD-ĐT, TT-TT, GTVT, LĐTB-XH, Công thương, Công an, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước).

(SGGP).- Ngày 24-3, theo yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, tại Trụ sở Chính phủ,  Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra tình hình xây dựng các văn bản chi tiết thi hành luật, pháp lệnh của 11 bộ, cơ quan (NN-PTNT, Y tế, TN-MT, GD-ĐT, TT-TT, GTVT, LĐTB-XH, Công thương, Công an, Tài chính và Ngân hàng Nhà nước).


Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: VGP

Tại buổi kiểm tra, đại diện các bộ, cơ quan đã giải trình, làm rõ về nguyên nhân dẫn tới chậm trễ trong việc trình 10 nghị định đã quá hạn. Đồng thời báo cáo tiến độ và nêu các vướng mắc trong quá trình xây dựng 10 nghị định và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ phải ban hành trước 15-5 để kịp có hiệu lực thi hành từ 1-7. Trong số 10 nghị định nợ đọng, qua kiểm tra, chỉ có 1 nghị định do Bộ Tài chính xây dựng là có nguyên nhân chính đáng (phải chờ ý kiến Trung ương về các vấn đề liên quan). Còn lại, Bộ Tài chính có trách nhiệm trong nợ đọng 5 nghị định, các bộ: NN-PTNT, Y tế, TN-MT, TT-TT đều nợ đọng 1 nghị định. Trong số này, có những nghị định đã chậm tới gần 7 tháng. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu rõ, việc chậm trễ là trách nhiệm của cơ quan chủ trì khi sát thời gian phải trình mới thành lập ban soạn thảo. “Tổ công tác của Thủ tướng mời 11 bộ, ngành, nhưng phần lớn lãnh đạo bộ vắng mặt, chứng tỏ bộ ít quan tâm xây dựng thể chế”, Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng nêu rõ. 

Kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng có những văn bản chậm tới 15 tháng “là không thể chấp nhận được”. Các bộ cần hết sức tập trung khắc phục tình trạng này, với tinh thần “không thể để Chính phủ nợ đọng văn bản”.

LÂM NGUYÊN

Tin cùng chuyên mục