Bài 5:

CNXH là tương lai bền vững cho nhân loại

Ngày nay giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ngày càng nghiêm trọng, ngày càng nhiều người hướng đến CNXH thế kỷ 21 do Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đề xướng. Chỉ sau 20 năm thất bại ở Đông Âu, CNXH đang trải qua một thời kỳ khôi phục ở tầm quốc tế.

Ngày nay giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đang ngày càng nghiêm trọng, ngày càng nhiều người hướng đến CNXH thế kỷ 21 do Tổng thống Venezuela Hugo Chavez đề xướng. Chỉ sau 20 năm thất bại ở Đông Âu, CNXH đang trải qua một thời kỳ khôi phục ở tầm quốc tế.

Điều gì đang xảy ra? Đó là một ánh chớp hiếm hoi lóe lên hay là làn sóng của tương lai? Xin giới thiệu bài của đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở New York viết riêng cho Báo SGGP.

Merlee Ratner
(Đồng Chủ tịch Viện Nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở New York)

  • CNTB đang phá hủy hành tinh chúng ta

Có rất nhiều nguyên nhân giải thích tại sao hàng tỷ người trên thế giới nhận định rằng CNXH là tương lai ổn định duy nhất cho chính họ, gia đình và cộng đồng.

Trước hết, CNTB đang tiếp tục bần cùng hóa một bộ phận lớn nhân loại trên hành tinh của chúng ta. Khoảng cách giàu nghèo đang tăng lên bên trong các quốc gia và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển. Ở phần lớn các nước đang phát triển, hậu quả của CNTB mới (tư nhân hóa, bãi bỏ hoặc cắt giảm phúc lợi xã hội và sự thống trị của thị trường) đang đẩy hàng triệu triệu nông dân ra khỏi đất đai của họ tiến về thành phố, tạo sự thiếu hụt lương thực và nước sạch và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao. Thậm chí ở Mỹ- đất nước được xem là giàu nhất thế giới - có đến 10% số người thất nghiệp và 12% sống trong nghèo đói.

Cuộc khủng hoảng tài chính hiện nay thực ra là cuộc khủng hoảng theo chu kỳ của CNTB. Khi các nguồn tài nguyên không tái sinh như dầu và khí đốt ngày càng khan hiếm, chúng ta sẽ thấy ngày càng nhiều cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.

Thứ hai, CNTB đang phá hủy xã hội chúng ta. Tất cả mọi thứ bây giờ đều trở thành hàng hóa, bị biến thành tiền bạc. Chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, tính tham lam và sự đề cao xã hội tiêu dùng đã làm yếu đi mối quan hệ giữa gia đình và cộng đồng. Sự xa lánh, đơn độc, những vấn đề tâm lý nảy sinh và thái độ chống lại xã hội tăng lên. Trên bình diện quốc tế, những điều này sẽ dẫn đến chiến tranh.

Sự tranh giành quyền lực giữa các thế lực đế quốc nhằm kiểm soát đất đai và tài nguyên để đạt lợi nhuận thể hiện chính trong các cuộc xung đột vũ trang. Nghèo đói và mất hy vọng đã sinh ra chủ nghĩa khủng bố cực hữu kiểu Al-Qaeda. Những cuộc chiến tranh này là thảm họa cho nhân loại và là cơ hội tồn tại của những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa sự tồn tại của con người.

Thứ ba, CNTB đang phá hủy hành tinh chúng ta. Tư nhân hóa đất đai và biển cả là nguyên nhân gây ra ô nhiễm, hiện tượng nóng dần lên, sự đe dọa tiệt chủng một số loài và thiếu hụt nguồn nước. Sự tan băng ở các địa cực và sự nóng dần lên của Trái đất sẽ làm cho nhiều khu dân cư chìm trong nước khi mực nước biển tăng lên.

Nhà cách mạng Đức, Rosa Luxemnurg, khẳng định sự lựa chọn cho loài người là: “CNXH hay là sự hỗn loạn”. Sự miêu tả của bà vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. “Ô nhục, không danh dự, đẫm máu và ngập ngụa trong rác bẩn, CNTB tồn tại như một sự điên cuồng của tình trạng vô chính phủ, như hơi thở hôi hám tàn phá nền văn hóa và nhân loại”, bà đã viết như thế.

  • CNXH - hệ thống được xây dựng trên nền tảng vì con người

Chỉ có CNXH mới có thể tạo ra một xã hội mà trong đó các nguồn tài nguyên thiên nhiên được khai thác vì lợi ích của cả xã hội. Chỉ có CNXH mới có thể phân chia lợi nhuận công bằng nhằm chăm lo cho từng con người về lương thực, nhà cửa, giáo dục, chăm sóc y tế. Chỉ có CNXH mới có thể mang đến sự bình đẳng giữa các quốc gia, loại bỏ nguyên nhân dẫn đến chiến tranh và giải trừ vũ khí hủy diệt toàn diện. Và chỉ có CNXH mới có thể thay đổi cách mà chúng ta tác động đến hành tinh của mình và làm đảo chiều mối đe dọa từ những thảm họa sinh học.

CNXH rõ ràng ưu việt hơn CNTB vì nó đại diện cho tương lai của nhân loại. Đảng Cộng sản Nam Phi từng khẳng định: “CNXH là tương lai, hãy xây dựng nó”. CNTB đã tiến bộ hơn chính nó trước đây nhưng hiện nay những mâu thuẫn bên trong –giữa sản xuất vì lợi nhuận và nhu cầu phát triển bền vững cho hàng tỷ người trên khắp thế giới - đã tố cáo chính nó là “thùng rác” của lịch sử. Thế giới chúng ta sản xuất đủ lương thực, quần áo và nhà cửa cho từng con người trong xã hội và vẫn tôn trọng phẩm giá và sự sáng tạo của họ.

Không có một cột mốc cụ thể cho CNXH. Và vẫn còn nhiều trở ngại cần phải vượt qua. Nhưng CNXH tồn tại và chứng minh sự hữu ích và sự bền vững của nó. Tôi tin chắc rằng một hệ thống được xây dựng trên nền tảng vì con người-không vì lợi nhuận sẽ thay thế CNTB. Thậm chí ngay trong “lòng của con hổ”-nước Mỹ cũng đang có mối quan tâm về CNXH và chủ nghĩa Mác. Và có thể cần một thời gian dài hơn để CNXH chiến thắng ở nước Mỹ, chúng ta vẫn quyết tâm thúc đẩy tiến trình này.

Tại sao chúng ta phải tiếp tục để một nhóm nhỏ những người giàu có nắm giữ sự thịnh vượng do chính những người lao động làm ra trong khi một nửa thế giới sống dưới 2 USD/ngày?

Đó là lý do tại sao ở lục địa châu Mỹ đa số người dân đã chọn những chính phủ do những người XHCN lãnh đạo - một sự đảo ngược đầy kịch tính từ cuối thế kỷ 20 khi đa số các quốc gia này từng ủng hộ Mỹ.

Trên khắp thế giới, phong trào cách mạng và phong trào XHCN đang phát triển mạnh nhằm xây dựng những xã hội bình đẳng. Nhưng khi nào chúng ta sẽ nhìn thấy sự lớn mạnh của CNXH và nó sẽ như thế nào?

Kinh nghiệm phát triển CNXH thế kỷ 21 đã chỉ ra rằng chúng ta sẽ nhìn thấy trong thực tế CNXH có thể giải quyết tốt hơn CNTB những mâu thuẫn mà chúng ta đang đối mặt ngày hôm nay. Sẽ không có những gì gọi là hình mẫu hay con đường nữa mà mỗi quốc gia sẽ phải xây dựng CNXH trên nền tảng lịch sử, văn hóa và nền chính trị của chính quốc gia mình. Thành công (hay thất bại) sẽ giúp hướng dẫn sự phát triển của CNXH và dẫn đến việc chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác.

Thứ hai, khi ngày càng nhiều các quốc gia chuyển hướng sang CNXH, sẽ có khả năng sự hợp tác hoặc liên minh kinh tế và thương mại. Điều này sẽ cho phép các quốc gia hiện nay đang sợ bị cô lập vì không hội nhập nền kinh tế thị trường tư bản sẽ điều hành hình thái kinh tế bền vững mới. Và nó sẽ bắt đầu rút ngắn khoảng cách giữa Bắc-Nam, làm xói mòn những nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột vũ trang.

Thứ ba, CNXH thế kỷ 21 sẽ xuất hiện với những thay đổi mới mẻ hơn như sự lãnh đạo của những nhân tố mới nổi lên trong xã hội. Phụ nữ và những người bản địa sẽ đóng vai trò rộng lớn hơn trước đây. Để đạt được thành công và bảo vệ khỏi các cuộc tấn công (từ CNTB), các cuộc cách mạng XHCN sẽ yêu cầu ngày càng đông các tầng lớp nhân dân tham gia.

VIỆT TRUNG (dịch)

Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu?

- Bài 1: Chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu - Vì sao sụp đổ?

- Bài 2: CNXH ở Việt Nam trước đổi mới

- Bài 3: Thành tựu thời kỳ đổi mới ở Việt Nam: Con đường đi lên CNXH hình thành những nét cơ bản

- Bài 4: Dân chủ trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam

Tin cùng chuyên mục