Giáo dục mầm non ĐBSCL thiếu thốn đủ bề

Ngày 7-1, tại Hậu Giang, Bộ GD-ĐT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội thảo “Giáo dục mầm non ĐBSCL – thực trạng và giải pháp”, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận và Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang.
Giáo dục mầm non ĐBSCL thiếu thốn đủ bề

Ngày 7-1, tại Hậu Giang, Bộ GD-ĐT và Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức Hội thảo “Giáo dục mầm non ĐBSCL – thực trạng và giải pháp”, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, Phạm Vũ Luận và Phó ban Thường trực Ban chỉ đạo Tây Nam bộ Nguyễn Phong Quang.

Hiện nay, bậc học mầm non ở ĐBSCL đang thiếu thốn cơ sở vật chất, đồ dùng giảng dạy và giáo viên. Điển hình như tỉnh Hậu Giang, hiện còn 7 xã chưa có trường mầm non, trường mẫu giáo. Toàn tỉnh có 675 phòng học thì có đến 115 phòng tạm, phòng tre lá xập xệ; 130 phòng bán kiên cố đã xuống cấp trầm trọng và phải học nhờ, học tạm ở các trường tiểu học và các cơ sở khác là 189 phòng.

Không chỉ thiếu thốn vật chất, những lớp học tạm trên đều được xây dựng trên đất mượn của người dân nên có diện tích khá hẹp, không có sân chơi, nhà vệ sinh. Tương tự, ở Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… tình trạng trường mầm non, mẫu giáo “4 không” (không điện, không nước, không nhà vệ sinh, không sân chơi) vẫn còn rất phổ biến.

Giáo viên mầm non ở ĐBSCL phải tự làm hoặc bỏ tiền túi để trang bị đồ chơi cho học sinh.

Giáo viên mầm non ở ĐBSCL phải tự làm hoặc bỏ tiền túi để trang bị đồ chơi cho học sinh.

Tại hội thảo, việc thực hiện đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số 239 của Thủ tướng Chính phủ cũng được các tỉnh đưa ra thảo luận, đánh giá thực trạng, kết quả, và kinh nghiệm thực hiện. Theo đề án này, ĐBSCL cần phải giải quyết tình trạng 215 xã chưa có trường mầm non, bổ sung trên 2.000 giáo viên và số vốn đầu tư là 14.660 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho rằng, vấn đề là phải làm sao cho phụ huynh ý thức được tầm quan trọng cũng như nhiệm vụ của việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi. Cần phải đưa nhiệm vụ phát triển giáo dục mầm non gắn với chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Cả hệ thống chính trị phải quan tâm, làm sao mạng lưới trường lớp đảm bảo đủ tất cả các xã phường đều có trường mầm non… Ngoài ngân sách trung ương thì địa phương cũng phải ưu tiên cho bậc học này.

Để thực hiện mục tiêu phát triển đến năm 2015, theo các đại biểu, phải có lộ trình cụ thể và có vốn phân kỳ đầu tư hàng năm. Nguồn lực đầu tư phải xử lý từ nhiều nguồn như xổ số kiến thiết, chương trình mục tiêu quốc gia, vốn xã hội hóa, ngân sách tỉnh, huyện…  

ĐÌNH TUYỂN

Tin cùng chuyên mục