Tự chủ trong sản xuất khí tài thông tin quân sự

Vào thời điểm tháng 1-2010, từ một nhà máy trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Nhà máy M1 chuyển về Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thông tin M1 (Công ty M1). Đây cũng là thời điểm thực hiện mục tiêu “Tự chủ sản xuất để đảm bảo bí mật, trực tiếp nâng cao tiềm lực quốc phòng cho đất nước” được đặt lên hành đầu.

Vào thời điểm tháng 1-2010, từ một nhà máy trực thuộc Binh chủng Thông tin liên lạc, Nhà máy M1 chuyển về Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, đổi tên thành Công ty TNHH MTV Thông tin M1 (Công ty M1). Đây cũng là thời điểm thực hiện mục tiêu “Tự chủ sản xuất để đảm bảo bí mật, trực tiếp nâng cao tiềm lực quốc phòng cho đất nước” được đặt lên hành đầu.

Với tinh thần và truyền thống của người lính cũng như sự đầu tư của Viettel, 4 năm sau đó, Công ty M1 đã nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thành công 11 loại khí tài thông tin vô tuyến điện quân sự đảm bảo thông tin liên lạc cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược cho các đơn vị lục quân, phòng không - không quân và tăng thiết giáp. Tính đến cuối năm 2014, công ty đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng hàng ngàn máy thông tin vô tuyến điện sóng ngắn, sóng cực ngắn với tiêu chuẩn chất lượng tương đương với một số cường quốc quân sự trên thế giới.

Sự kiện đã được Chính phủ và Bộ Quốc phòng đánh giá cao vì đây là lần đầu tiên Việt Nam sản xuất thành công máy thông tin quân sự, hoàn toàn làm chủ công nghệ, đảm bảo tính chủ động, bí mật, an toàn và đem lại giá trị kinh tế cao, tiết kiệm cho ngân sách của quân đội 46%/bộ máy.

Cần thấy thêm, Công ty M1 là đơn vị tiêu biểu dẫn đầu trong phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin, bồi dưỡng nhân lực góp phần thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và quốc phòng an ninh. Từ năm 2003 đến nay, công ty có 700 sáng kiến, ý tưởng, mang lại giá trị làm lợi trên 500 tỷ đồng. Đến nay số lượng cán bộ, nhân viên (CBNV) trong công ty đã tăng lên gấp 3 lần với gần 1.000 CBNV. Với tỷ lệ CBNV có trình độ đại học và trên đại học là 60%, Công ty M1 luôn đảm bảo phát triển và gìn giữ đội ngũ cán bộ có chất lượng cao cho quân đội, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thông tin liên lạc trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao.

Song song với nhiệm vụ làm chủ các thiết bị quân sự, sức mạnh của người lính trên mặt trận kinh tế ở đơn vị này cũng thật sự nổi bật. Từ năm 2003 đến năm 2014, doanh thu công ty tăng 28 lần (từ 38,9 tỷ đồng năm 2003 lên 1.100 tỷ đồng năm 2014); lợi nhuận trước thuế tăng 73,6 lần (từ 1,28 tỷ đồng năm 2003 lên 94,3 tỷ đồng năm 2014); nộp ngân sách tăng 52 lần (từ 2,04 tỷ đồng năm 2003 lên 106,7 tỷ đồng năm 2014); thu nhập bình quân người lao động tăng 12 lần; đặc biệt từ năm 2012 đến năm 2014 doanh thu năm sau cao gấp đôi năm trước.

Với những thành tích trên, Công ty M1 vừa được trao tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (lần thứ hai). Trước đó, với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, công ty đã vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng danh hiệu “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” năm 1985.

 Thượng tướng Trương Quang Khánh ghi nhận sự trưởng thành và những đóng góp của Công ty M1 cho nền quốc phòng Việt Nam: “Sau 70 năm, Công ty M1 thuộc Tập đoàn Viettel đã nỗ lực phấn đấu, xây dựng doanh nghiệp từ chỗ trung đại tu các thiết bị thông tin quân sự, trở thành doanh nghiệp có khả năng nghiên cứu, nắm bắt khoa học công nghệ quân sự tiên tiến của thế giới để sản xuất các thiết bị thông tin quân sự và đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ cao cho các binh chủng thuộc Bộ Quốc phòng, góp phần thực hiện chiến lược quân đội cách mạng, chính quy tinh nhuệ, từng bước hiện đại”.

KIM THANH

Tin cùng chuyên mục