Sản phẩm da giày vào thị trường EU

DN cần “con cá” hay “cần câu”?

Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành da giày đã bắt đầu giảm lao động vì thiếu việc làm. Thường các DN phải nghỉ khoảng 1-2 chuyền và chưa biết tình hình sẽ còn đi tới đâu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lạc quan lại cho rằng, đây là cơ hội tái cấu trúc DN.
DN cần “con cá” hay “cần câu”?

Cho đến nay, nhiều doanh nghiệp (DN) ngành da giày đã bắt đầu giảm lao động vì thiếu việc làm. Thường các DN phải nghỉ khoảng 1-2 chuyền và chưa biết tình hình sẽ còn đi tới đâu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến lạc quan lại cho rằng, đây là cơ hội tái cấu trúc DN.

  •  Xoay xở
DN cần “con cá” hay “cần câu”? ảnh 1
Sản xuất giày da xuất khẩu tại Công ty Legamex. Ảnh: THÀNH TÂM

 Một số thông tin cho thấy, tình hình hiện nay của nhiều DN ngành da giày đáng lo ngại, bắt đầu rơi vào tình trạng tình trạng thiếu việc làm, phải cho ngưng một số chuyền sản xuất, hoặc giãn công việc ra để chờ thời cơ mới.

Có những đơn hàng đã ký nhưng hiện nay nguyên phụ liệu không được đưa sang, hoặc đưa sang nhỏ giọt vì khách hàng không dám liều lĩnh khi thuế nhập khẩu vào EU tăng mạnh. Nhiều khách hàng đang đàm phán để giảm giá gia công tương đương với tỷ lệ tăng thuế.
 
Nhưng trên hết, hàng ngàn lao động đứng trên bờ vực… thất nghiệp. Ông Nguyễn Gia Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết, Nhà máy giày Phú Hà (thuộc Công ty giày Phú Lâm) phải giảm 750 người; giày Phú Hải giảm 800 lao động; giày An Giang giảm 300 lao động; giày Hà Nội giảm 900 lao động…

Xác nhận điều này, ông Nguyễn Khắc Thành, Tổng Giám đốc Công ty giày Phú Lâm cho biết công ty thật sự khó khăn vì mặt hàng giày mũ da là một trong những mặt hàng chủ lực của công ty xuất vào thị trường EU. Trước tình này việc chuyển thị trường cũng rất khó khăn và mất thời gian không thể thực hiện từ nay đến cuối năm. Nhiều công nhân đã phải nghỉ việc vì thiếu đơn hàng.
 
Nhiều DN trong nước khác cũng cho rằng tình hình khó khăn hiện nay ảnh hưởng tới nhiều DN. Các DN phải lấy quỹ dự phòng bù vào lương chờ việc của công nhân nhưng tình huống này không thể kéo dài. Với những khó khăn này có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu ngành da giày trong năm nay.

  •  Năng động 
DN cần “con cá” hay “cần câu”? ảnh 2
Sản xuất giày vải xuất khẩu tại Công ty cổ phần giày An Lạc. Ảnh: CAO THĂNG

Trái với những nhận định trên, ông Nguyễn Đức Thuấn, Giám đốc Công ty giày Thái Bình cho biết, tình trạng chung của ngành da giày trước việc áp thuế bán phá giá sẽ rất khó khăn và có thể ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội sàng lọc và buộc các DN phải tự vươn lên.
 
Nhận xét kiểu này vào đúng thời điểm này có thể gây sốc, nhưng phân tích của ông Thuấn không phải không có lý. Trước hết, việc áp thuế bán phá giá đối với mặt hàng giày mũ da chỉ có tác động khoảng 10% năng lực sản xuất của ngành da giày, vì chúng ta còn nhiều mặt hàng khác như giày thể thao, giày nữ, giày vải, hài thêu… Thực tế này được chứng minh là kim ngạch xuất khẩu trong những tháng đầu năm tăng trưởng tốt, cao hơn nhiều ngành kinh tế kỹ thuật khác.

Các DN bị ảnh hưởng nặng nề nhất chính là những DN trong thời gian qua không có sự đầu tư thỏa đáng để làm giày xuất khẩu, tức là không có đội ngũ kỹ thuật, quản lý, thiết kế mẫu… (nói như người trong nghề là thiếu nền tảng phát triển ngành). Nhiều DN thực chất là cho thuê nhà xưởng, ăn tỷ lệ phần trăm trên từng đôi giày vì đây là cách làm nhẹ nhàng và không rủi ro. Toàn bộ DN thực chất là cho khách hàng thuê và họ đưa người vào quản lý sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm… Chính vì vậy, khi gặp khó khăn những DN này khó chuyển hướng ngay được sang các thị trường khác.

 Ông Thuấn cũng cho biết thêm, hiện nay tập đoàn bán lẻ hàng đầu ở Mỹ là Wal-Mart đang đặt mua giày dép của Việt Nam với số lượng lớn và để đáp ứng đơn hàng của họ thì cần phải có sự liên kết các DN với nhau. Qua rà soát, hiện nay mới chỉ có giày Thái Bình, giày Thượng Đình (Hà Nội), Biti’s và một DN ở Hưng Yên là đủ điều kiện sản xuất hàng cho họ. Tình hình này cho thấy, khả năng chuyển hướng sang các thị trường khác vẫn có, cơ hội vẫn còn, vấn đề là các DN này có muốn làm hay không.
 
Chính phủ cũng đã dành hơn 60 tỷ đồng cho Hiệp hội Da giày Việt Nam để thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại và đầu tư. Các doanh nghiệp cần nắm cơ hội này để thực hiện chương trình đổi mới và chuyển hướng thị trường kịp thời để phát triển ổn định  

VĂN MINH HOA

Tin cùng chuyên mục