Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu đến năm 2020: Tăng xuất khẩu, siết nhập siêu

Qua 2 năm thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đến nay TPHCM đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thực hiện chính sách giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu hợp lý.

Qua 2 năm thực hiện Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020, đến nay TPHCM đã gặt hái được những thành quả đáng khích lệ. Tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thực hiện chính sách giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu hợp lý.

Theo Sở Công thương TPHCM, thời gian qua đơn vị đã chủ trì phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan tha m mưu xây dựng trình UBND TP kế hoạch Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn (2011 - 2015), tầm nhìn đến năm 2020.

Theo đó, Quyết định số 5212/QĐ-UBND của UBND TPHCM về Chương trình chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ. Trong đó, chú trọng duy trì kim ngạch đối với các mặt hàng có kim ngạch lớn, đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng tiềm năng có hàm lượng trí thức, công nghệ cao, góp phần tăng trưởng GDP và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của địa bàn.

Cụ thể, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của thành phố (trừ dầu thô) bình quân trong giai đoạn 2011 - 2015 tăng 13%, trong đó, nhóm hàng công nghiệp tăng 13,1%/năm; nhóm hàng nông, lâm và thủy sản tăng 11,9%/năm; nhóm hàng hóa khác tăng 14%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2015 (137.085 triệu USD) xấp xỉ 2 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 (70.260,3 triệu USD).

Đối với tốc độ tăng trưởng nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2015 là 12%/năm. Trong đó, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu thấp hơn tăng trưởng xuất khẩu, góp phần thực hiện chính sách của Chính phủ giảm dần thâm hụt thương mại, kiểm soát nhập siêu hợp lý và hướng đến mục tiêu cân bằng cán cân thương mại.

Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất các mặt hàng, dịch vụ xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh và phù hợp với thế mạnh của thành phố; cơ cấu hàng hóa, thị trường xuất nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp đã qua chế biến, sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao; giảm tỷ trọng xuất khẩu tài nguyên, nông sản thô; tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị, giảm tỷ trọng nhập khẩu hàng tiêu dùng, xa xỉ phẩm.

Theo đánh giá, qua 2 năm triển khai chương trình, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu tăng 12,5%/năm, tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2006 - 2010 (giai đoạn 2006 - 2010 tăng 8,1%). Tuy tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 2011 - 2012 không đạt mục tiêu đề ra, nhưng đây là kết quả đáng khích lệ trong bối cảnh kinh tế gặp nhiều khó khăn; tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu bình quân giai đoạn 2011 - 2012 tăng 3,7%/năm, thấp hơn so với kế hoạch.

Dự báo thị trường xuất khẩu trong thời gian tới có những thuận lợi nhất định nhưng cũng tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức: cần chủ động đa dạng hóa thị trường, sản phẩm, tìm hiểu, nắm bắt thông tin và tìm kiếm thị trường mới, tiềm năng, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhất là khâu thiết kế và phân phối để đạt lợi ích và hiệu quả cao hơn.

Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp: theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao. Các ngành truyền thống sử dụng nhiều lao động giản đơn, thâm dụng tài nguyên, ảnh hưởng môi trường được sắp xếp, di dời vào các khu công nghiệp tập trung và vùng phụ cận.

BÁCH VIỆT

Tin cùng chuyên mục