Xét xử “đại án” ở Vinalines: Tạm dừng phiên tòa vì có tài liệu mới

(SGGP).- Ngày 28-4, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo để làm rõ hơn về khoản tiền lại quả gần 1,67 triệu USD từ phía Công ty AP sau phi vụ mua ụ nổi 83M được thực hiện thành công, cũng như quá trình ăn chia khoản tiền này. Tuy nhiên, sau khi nghỉ giải lao buổi chiều, HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa tới sáng 29-4 sẽ tiếp tục xét xử trở lại vì xuất hiện một số tài liệu mới về hỗ trợ tư pháp có liên quan tới vụ án cần nghiên cứu và làm rõ.
Xét xử “đại án” ở Vinalines: Tạm dừng phiên tòa vì có tài liệu mới

(SGGP).- Ngày 28-4, phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) tiếp tục phần xét hỏi các bị cáo để làm rõ hơn về khoản tiền lại quả gần 1,67 triệu USD từ phía Công ty AP sau phi vụ mua ụ nổi 83M được thực hiện thành công, cũng như quá trình ăn chia khoản tiền này. Tuy nhiên, sau khi nghỉ giải lao buổi chiều, HĐXX đã quyết định tạm dừng phiên tòa tới sáng 29-4 sẽ tiếp tục xét xử trở lại vì xuất hiện một số tài liệu mới về hỗ trợ tư pháp có liên quan tới vụ án cần nghiên cứu và làm rõ.

Theo thẩm phán Nguyễn Văn Sơn - Chủ tọa phiên tòa, trong số tài liệu mới được chuyển tới phiên tòa có tài liệu xác minh Công ty Nakhodka (chủ sở hữu của ụ nổi 83M trước đó) của phía Nga, biên bản phỏng vấn nhân chứng người Nga, biên bản ghi nhớ hợp đồng giữa Công ty Nakhodka (Nga) và Công ty AP (Singapore), chứng nhận xóa đăng kiểm ụ nổi, căn cứ thuế về bán ụ nổi 83M… Đây là những tài liệu mới nên HĐXX cần nghiên cứu đầy đủ và xác minh làm rõ. Ngoài ra, HĐXX cũng sẽ chuyển các tài liệu này cho luật sư nếu như có yêu cầu.

Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Trần Hải Sơn liên tục nhận được các câu hỏi truy vấn của HĐXX và luật sư về khoản tiền gần 1,67 triệu USD mà phía Công ty AP chuyển sau khi việc mua bán ụ nổi 83M được giao dịch thành công. Bị cáo Sơn khai trước tòa về khoản tiền gần 1,67 triệu USD, Sơn gặp riêng Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc để báo cáo từng người về việc này và Dũng là người chỉ đạo chia tiền. Đồng thời, Sơn cũng khẳng định 2 lần đưa tiền cho Dũng, lần đầu 5 tỷ đồng tại khách sạn Victory (TPHCM), lần thứ hai 5 tỷ đồng tại nhà bố mẹ vợ Dũng ở Hải Phòng.

Đối với việc đưa tiền cho Phúc, Sơn cũng khẳng định đã thực hiện 3 lần đưa tiền, lần đầu 2,5 tỷ đồng tại nhà riêng của Phúc ở Làng quốc tế Thăng Long, lần hai 5 tỷ đồng cũng ở nhà riêng của Phúc và lần cuối cùng tại Hải Phòng quê Phúc số tiền 2,5 tỷ đồng. Đối với bị cáo Trần Hữu Chiều, Sơn khai số tiền 340 triệu đồng đưa cho Chiều là lấy từ tiền ụ nổi nhưng khi đưa cho Chiều, Sơn chỉ nói là “bồi dưỡng”.

Tiếp tục làm rõ những mâu thuẫn trong lời khai của Sơn khai lần đưa tiền thứ 2 cho Phúc, Sơn có dùng chứng minh thư rút 2 tỷ đồng ở Ngân hàng Hàng hải Chi nhánh Hải Phòng. Tuy nhiên, lời khai trước đó Sơn lại khẳng định mình rút tiền ở Chi nhánh Hà Nội. Trước sự mâu thuẫn này, HĐXX đã đặt câu hỏi với Sơn thì bị cáo này biện minh do nhiều lần rút tiền, lần ở Hà Nội, lần ở Hải Phòng nên giờ không nhớ chính xác. Quay lại truy xét về việc đưa tiền cho Phúc ở Hải Phòng, bị cáo Sơn khai cũng không nhớ vào thời điểm nào trưa, chiều, hay tối.

Liên quan tới việc mua ụ nổi 83M, bị cáo Phúc khẳng định không giao nhiệm vụ cho ai trong đoàn khảo sát, cũng như không hề có chỉ đạo gì đối với cấp dưới của mình là bị cáo Chiều. Tuy nhiên, bị cáo Phúc thừa nhận Chiều và Sơn có báo cáo về việc khảo sát ụ nổi sau khi khảo sát. Nhưng bị cáo Sơn lại khẳng định, hoàn toàn không có việc báo cáo việc chào giá của công ty Nga dưới 5 triệu USD.

Nói về quan hệ với Dương Chí Dũng, bị cáo Phúc cho biết, mình không hợp với Dũng. Để dẫn chứng cho lời khai này, bị cáo Phúc nhắc lại trong một cuộc họp của ban lãnh đạo Vinalines, Dũng từng nói với Phúc: “Nếu như anh không tổ chức mua ụ nổi 83M thì sẽ kỷ luật và đề nghị cách chức”. Tuy nhiên, lời khai này của Phúc, bị Dương Chí Dũng phủ nhận ngay tại tòa. “Thưa HĐXX, hoàn toàn không có chuyện đó ạ” - bị cáo Dũng phản bác lại Phúc.

Đáng chú ý, tại phiên xét xử, HĐXX cũng đã triệu tập ông Bùi Văn Trung (Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao) và thời điểm năm 2007, ông Trung là Trưởng ban Kinh doanh Đối ngoại, sau đó là Phó Tổng Giám đốc Vinalines được phân công mảng kinh doanh đối ngoại, dự án xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển, trong đó có ụ nổi. Trước tòa, ông Trung cho biết, không biết Công ty AP và không được xem những chào hàng mua bán ụ nổi.

Về giao dịch mua ụ nổi 83M, ông Trung cũng khẳng định không tham gia, nhưng có tham gia thẩm định vì tổ thẩm định là độc lập với tư cách là tổ phó. HĐXX cũng triệu tập ông Nguyễn Tuấn Khang (đại diện theo ủy quyền của Ngân hàng Hàng hải) để làm rõ việc rút tiền của Trần Hải Sơn.

MINH KHANG

- Xét xử “đại án” ở Vinalines" - Bất ngờ chưa tuyên án!

Tin cùng chuyên mục