Ý tưởng “làm thần đèn” được đánh giá cao nhất

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, đã có 11/14 đơn vị đăng ký tham gia thi lập quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong khu trung tâm hành chính TPHCM, nộp bài dự thi. Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã tổ chức trưng bày 11 tác phẩm dự thi tại số 92 đường Lê Thánh Tôn, quận 1, cho đông đảo người dân thành phố xem và góp ý.

Quy hoạch và thiết kế kiến trúc trong khu trung tâm hành chính TPHCM

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, đã có 11/14 đơn vị đăng ký tham gia thi lập quy hoạch tổng thể mặt bằng tỷ lệ 1/500 và thiết kế kiến trúc các công trình trong khu trung tâm hành chính TPHCM, nộp bài dự thi. Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng đã tổ chức trưng bày 11 tác phẩm dự thi tại số 92 đường Lê Thánh Tôn, quận 1, cho đông đảo người dân thành phố xem và góp ý.

“Không có giải nhất”, ông Nguyễn Thanh Toàn nói. Lý do, đa phần các tác phẩm có chất lượng khá đồng đều nhau. Hầu hết các tác phẩm đều “tuân thủ” đầu bài: “nói” được các vấn đề về bảo tồn, trùng tu và xây dựng mới như thế nào trong khung cảnh chung của khu trung tâm hành chính thành phố. Cuộc thi có một giải nhì, hai giải ba và 1 giải khuyến khích. Tuy nhiên, đây mới là xếp hạng của hội đồng xếp hạng. Kết quả cuối cùng sẽ được công bố khi thành phố tham khảo thêm ý kiến của người dân (thu thập được trong quá trình trưng bày ở 92 Lê Thánh Tôn) và Hội đồng Quy hoạch, kiến trúc thành phố.

Điều gì nổi bật trong tác phẩm được đánh giá cao nhất? Ông Nguyễn Thanh Toàn cho hay, như nhiều tác phẩm dự thi khác, tác phẩm đoạt giải cao nhất cũng đề xuất phá bỏ trụ sở của Sở Giao thông Vận tải và Sở Tài nguyên - Môi trường vì đây là hai công trình có kiến trúc không đẹp, không mang “hơi thở” của lịch sử, không dấu ấn văn hóa… Trụ sở của Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông được đề nghị giữ lại để bảo tồn, bởi nó gắn liền với lịch sử phát triển của Sài Gòn - TPHCM. Thế nhưng, điều đặc biệt của tác phẩm được đánh giá cao nhất là các kiến trúc sư - chủ nhân của tác phẩm đưa ra ý tưởng di dời trụ sở hai công trình bảo tồn vào nằm ngay giữa sau lưng tòa nhà UBND TPHCM, HĐND TPHCM.

Hiện nay, ngay sau lưng trụ sở UBND TPHCM và HĐND TPHCM là trụ sở tuần tự của 4 cơ quan: Sở Giao thông Vận tải, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông. Nếu phương án đập bỏ hai trụ sở của Sở Giao thông Vận tải và Sở Tài nguyên - Môi trường được chấp thuận, cụm hai trụ sở còn lại sẽ nằm lệch một bên sau lưng UBND TPHCM và HĐND TPHCM. Nhìn tổng thể như vậy sẽ không đẹp. Chưa kể, còn có một yêu cầu khác của đề bài: công trình sau lưng UBND TPHCM và HĐND TPHCM nhìn từ đường Nguyễn Huệ tới, sẽ không được cao hơn tòa nhà này. Do vậy, nếu để trụ sở của Sở Công thương và Sở Thông tin - Truyền thông nằm ở vị trí hiện hữu thì việc bố trí không gian cho các công trình xây mới sẽ rất khó đạt được sự hài hòa một khi phải đáp ứng yêu cầu của đề bài. Di dời trụ sở của Sở Thông tin - Truyền thông và Sở Công thương vào giữa, phần đất ở hai bên công trình này sẽ có một phần không nằm gọn sau lưng trụ sở UBND TPHCM và HĐND TPHCM (nhìn từ đường Nguyễn Huệ tới). Và như vậy, hai công trình này có thể xây cao, tăng thêm diện tích sử dụng và tạo sự hài hòa hơn về mặt kiến trúc cho cả khối trụ sở UBND TPHCM, HĐND TPHCM và các sở ngành nằm ở phía sau.

TÂM ĐỨC

Tin cùng chuyên mục