TPP phải cân bằng lợi ích của các bên tham gia

(SGGPO).- Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 22 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhà lãnh đạo của 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tiến hành cuộc họp cấp cao lần thứ 5. Là một trong những thành viên của đoàn Việt Nam tham gia cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những nội dung liên quan.
TPP phải cân bằng lợi ích của các bên tham gia
TPP phải cân bằng lợi ích của các bên tham gia ảnh 1

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng

(SGGPO).- Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ 22 của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vừa diễn ra ở Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhà lãnh đạo của 12 nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã tiến hành cuộc họp cấp cao lần thứ 5. Là một trong những thành viên của đoàn Việt Nam tham gia cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng đã có cuộc trao đổi với báo chí về những nội dung liên quan.

* Phóng viên: Thưa Bộ trưởng, sau các vòng đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), cuộc gặp gỡ giữa 12 nhà lãnh đạo tại APEC 22 năm nay đã có sự tiến triển nào trong việc đẩy nhanh tiến trình ký kết hiệp định này này không?

* Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC 22 tổ chức tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các nhà lãnh đạo của 12 nước thành viên TPP đã có cuộc gặp lần thứ 5. Nếu so sánh với cuộc gặp lần thứ 4 tổ chức tại Bali (Indonesia) tại APEC 21 diễn ra cuối năm 2013 thì cho đến thời điểm này việc đàm phán giữa các nước thành viên TPP cũng đã đạt được khá nhiều kết quả tích cực hơn. Tại cuộc họp, tất cả nhà lãnh đạo TPP đều cho rằng đây là thời điểm hết sức quan trọng và đã đến lúc cần phải có quyết định chính trị để định hướng cho việc kết thúc đàm phán trong thời gian ngắn tới đây.

* Các nhà lãnh đạo có đưa ra một cam kết về thời hạn cụ thể nào không, thưa Bộ trưởng?

* Mặc dù không được nêu một cách cụ thể, nhưng trong nhiều khả năng thì thời điểm được đề cập là vào đầu năm 2015. Đây là thời điểm đã tính đến những kết quả đã đạt được và những việc còn phải làm trong thời gian tới.

* Xin Bộ trưởng cho biết những việc cần làm thời gian tới?

* Về đàm phán TPP, trên rất nhiều những nội dung đàm phán đã thống nhất được với nhau, còn lại còn một số không nhiều lắm các vấn đề không những các thành viên TPP còn tiếp tục phải đàm phán mà còn một số đàm phán song phương như giữa Nhật với Hoa Kỳ, giữa một số thành viên khác với Hoa Kỳ, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, số lượng vấn đề không nhiều nên các nhà lãnh đạo bày tỏ hy vọng có thể kết thúc đàm phán trong thời gian tới và cũng đặt ra mong muốn sẽ đạt được một hiệp định tiêu chuẩn cao, cân bằng lợi ích, có tính đến chênh lệch về trình độ và phát triển của các nước thành viên.

Riêng Việt Nam, tại cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nhấn mạnh việc cần phải tính đến thực tiễn của từng nước, phải đảm bảo được nguyên tắc cân bằng các lợi ích của các bên tham gia. Các nhà lãnh đạo TPP đều đồng tình và chia sẻ và đồng tình theo hướng xử lý vấn đề như vậy. Tại cuộc họp, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một lần nữa khẳng định Việt Nam quyết tâm và sẵn sàng nỗ lực cùng các thành viên để sớm đạt được một hiệp định toàn diện, cân bằng và vì sự phát triển, phản ánh thỏa đáng những quan tâm, lợi ích và thực tiễn phát triển của các thành viên.

* So với thời điểm cách đây đây một năm, vấn đề nguồn gốc xuất xứ hàng hóa trong quá trình đàm phán TPP của Việt Nam đã được giải quyết như thế nào, thưa Bộ trưởng?

* Sau một năm riêng đối với Việt Nam, vấn đề nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, nhất là đối với lĩnh vực hàng dệt may là là nội dung Hoa Kỳ và một số nước quan tâm. Trong một năm qua, chúng ta đã nỗ lực hết sức mình, đã thuyết phục, vận động cộng đồng doanh nghiệp, trong đó có cả các Hiệp hội Doanh nghiệp Hoa Kỳ,  những nhà xuất khẩu của Hoa Kỳ những nhà sản xuất Hoa Kỳ và đặc biệt tham vấn cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, thì đến giờ phút này, vấn đề về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, trong đó có hàng hóa dệt may đã tìm được một công thức về cơ bản có thể gặp nhau được.

* Với tư cách tư lệnh ngành, Bộ trưởng có khuyến cáo gì với các doanh nghiệp Việt Nam để nắm bắt được các cơ hội cũng như tránh được các tác động bất lợi sau khi Hiệp định TPP được ký kết và có hiệu lực?

* Tôi nghĩ rằng cơ hội thì có khá nhiều, nhưng khó khăn cũng không ít cho nên đòi hỏi bản lĩnh của các doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp chúng ta qua một thời gian hội nhập, ít nhiều các doanh nghiệp Việt Nam đã có kinh nghiệp, trong thực tế 7 năm là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), không ít doanh nghiệp Việt Nam đã thành công, không những đứng vững ở thị trường trong nước mà còn vươn ra được thị trường nước ngoài. Đây là những doanh nghiệp dám đương đầu với những khó khăn thách thức, tìm tòi học hỏi, đổi mới công nghệ, đầu tư trang thiết bị; tự mình nâng cao trình độ quản lý và luôn luôn đặt ra những mục tiêu cao hơn so với thực tế, nghĩa là không bằng lòng với thực tế. Đấy chính là bài học thành công của các doanh nghiệp đang đứng vững ở thị trường trong nước cũng như vươn ra thành công ở nước ngoài.

Quang cảnh cuộc họp các nhà lãnh đạo TPP lần thứ 5 vừa diễn ra ơ Bắc Kinh, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao APEC 22

 Đàm phán Hiệp định TPP khởi động từ tháng 3-2010 và đã trải qua gần 5 năm đàm phán. Đến nay, đã có sự tham gia của 12 nền kinh tế năng động ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, gồm: Brunei, Canada, Chile, Hoa Kỳ, Malaysia, Mexico, Nhật Bản, New Zealand, Úc, Peru, Singapore và Việt Nam. TPP được đánh giá là một trong những liên kết kinh tế tiềm năng, có quy mô rộng lớn hàng đầu thế giới, đóng góp khoảng 40% GDP thế giới và hơn 30% tổng giá trị thương mại toàn cầu.

TRẦN LƯU (ghi) 

Ảnh: GIẢN THANH SƠN

Tin cùng chuyên mục