Tấm huy chương đầu tiên của judo Việt Nam tại giải châu Á

Lịch sử luôn gọi tên Văn Ngọc Tú

Judo Việt Nam trong thời gian qua đã có được bước tiến lớn trên thảm đấu khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở đấu trường châu lục, việc các judoka Việt Nam không thúc thủ nhanh bằng thua điểm tuyệt đối Ippon là đã thành công. Thế nhưng tại giải Vô địch châu Á 2011 vừa diễn ra tại Abu Dhabi (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) vừa qua, “Nữ hoàng Judo Đông Nam Á” Văn Ngọc Tú đã làm thay đổi lịch sử Judo Việt Nam…
Lịch sử luôn gọi tên Văn Ngọc Tú

Judo Việt Nam trong thời gian qua đã có được bước tiến lớn trên thảm đấu khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, ở đấu trường châu lục, việc các judoka Việt Nam không thúc thủ nhanh bằng thua điểm tuyệt đối Ippon là đã thành công. Thế nhưng tại giải Vô địch châu Á 2011 vừa diễn ra tại Abu Dhabi (Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất) vừa qua, “Nữ hoàng Judo Đông Nam Á” Văn Ngọc Tú đã làm thay đổi lịch sử Judo Việt Nam…

  • Khi “Tú dừa” lên thảm đấu

Sinh ngày 11-8-1987 tại thị xã Sóc Trăng trong một gia đình võ thuật khi cả 3 chị em đều là võ sĩ Judo. “Tú dừa” - biệt danh của bạn bè đồng môn đặt cho Văn Ngọc Tú - bởi đơn giản cô võ sĩ này trước đây luôn búi tóc rất cao giống như “trái dừa” mỗi lần bước lên thảm đấu.  Bắt đầu tập luyện những đòn thế cơ bản Judo đầu tiên vào đầu năm 1999, chỉ vài tháng sau đó, Ngọc Tú đã được triệu tập vào đội tuyển tỉnh Judo Sóc Trăng với sự huấn luyện của thầy Lê Quốc Thám (nguyên HLV đội tuyển Judo Việt Nam tại SEA Games 23, là người có công lớn trong việc phát triển phong trào Judo ở Sóc Trăng, Huế và hiện nay là Hậu Giang). Và bắt đầu từ đây, làng Judo Việt Nam bắt đầu biết đến tên cô bé Văn Ngọc Tú (ảnh).

  • Vô địch trên mọi thảm đấu với Uchimata

Năm 2002 là cột mốc quan trọng của cô võ sĩ Bến Tre này khi giành được 4 HCV trong năm tại các giải ĐBSCL, giải trẻ toàn quốc, Cúp các CLB mạnh toàn quốc và Đại hội TDTT lần thứ 4. Tháng 2-2003, Ngọc Tú chính thức được khoác áo đội DTQG, những chuyến tập huấn trong và ngoài nước (Trung Quốc, Nhật Bản) đã giúp Tú hoàn thiện khả năng kỹ, chiến thuật của mình hơn, đặc biệt là hai đòn sở trường Moroté (hốt chân) và uchimata (hốt cả 2 chân đối phương) được “mài giũa” thật sắc bén, và đó chính là “tuyệt chiêu” giúp cô lên ngôi SEA Games 22 sau khi liên tục vượt qua nhiều đối thủ mạnh của khu vực bằng điểm Ippon.

Không những thế, khi Việt Nam đăng cai ASIAN Indoor Games 3, Tú luyện tập thêm môn Kurash - môn vật truyền thống của người Uzbekistan (ra đời cách đây khoảng 3.500 năm, đây là môn võ có họ hàng với võ vật cổ truyền Thổ Nhĩ Kỳ và võ vật của người Tatar) và bất ngờ đăng quang ngôi vô địch sau khi vượt qua võ sĩ Uzbekistan, Đài Loan – Trung Quốc Ying Ying Yu và Petlada Nuinkaew (Thái Lan) ở vòng loại đến chung kết hạng 52kg.

  • Kỷ lục gia judo Việt Nam mơ đỉnh Olympic

Với ngôi vô địch giành được trên thảm đấu SEA Games 25 tại Lào, Văn Ngọc Tú chính thức đi vào lịch sử Judo Việt Nam với danh hiệu “võ sĩ giàu thành tích nhất” với 4 tấm HCV liên tiếp từ SEA Games 22 đến 25. Và cuối năm nay tại Indonesia, Ngọc Tú hoàn toàn có thể xác lập thêm kỷ lục mới. Không những thế, cũng chính Ngọc Tú là người mang về tấm huy chương đầu tiên ở giải Trẻ châu Á 2005 và 2007. Nhưng chính tấm HCĐ vừa giành được tại giải VĐ châu Á 2011 vừa qua, Ngọc Tú không chỉ đi vào lịch sử Judo Việt Nam, mà còn mở ra cho bộ môn này một bước ngoặt mới: tự tin chinh phục thảm đấu châu lục và thế giới.

Trước mắt, với tấm HCĐ đạt được tại giải đấu này, Văn Ngọc Tú được cộng thêm 72 điểm vào bảng xếp hạng của Liên đoàn Judo quốc tế. Đạt tổng cộng 160 điểm, Ngọc Tú hiện đang dẫn đầu khu vực châu Á, bám sát là võ sĩ Bắc Triều Tiên kém Tú 14 điểm. Theo quy định của Liên đoàn Judo thế giới, bên cạnh 14 võ sĩ nữ đứng đầu bảng xếp hạng của mỗi hạng cân thì mỗi châu lục đều được phân bổ số lượng cụ thể. Riêng châu Á, vì là châu lục đông dân nhất và là nơi khai sinh môn judo nên 8 võ sĩ xếp hạng nhất từng hạng cân sẽ giành suất đến London. Theo đánh giá của giới chuyên môn, với vị trí hiện nay, Ngọc Tú nên được tạo mọi điều kiện tối đa để tham dự các giải đấu quốc tế trong thời gian tới để tăng thêm điểm số để có thể giành tấm vé tham dự Olympic 2011 chính thức cho Judo Việt Nam như: giải VĐTG (tháng 5 tại Pháp), chọn dự 1 trong 3 World Cup ở Nga (tháng 6), Mông Cổ (tháng 7) hoặc Kazakhstan (tháng 8). Và cũng chỉ cần giành thêm chiến thắng vài trận ở các giải đấu trên thì cơ hội được tham dự Olympic năm tới của Tú sẽ trở thành hiện thực. Hy vọng trong trong năm tuổi của mình, “tiểu Hổ” Văn Ngọc Tú sẽ thực hiện được hoài bão đó

HÀ HUY TƯỜNG

Tin cùng chuyên mục