Xà sát mục

Ngày xưa, trong khi chiến đấu với loài vật hoặc quan sát loài vật săn mồi, các bậc tiền bối đã nghiên cứu và vận dụng rất nhiều kỹ năng vận động của chúng vào võ thuật. Năm loài vật thường được nhắc đến trong võ thuật là long, xà, hổ, báo, hạc và được gọi chung là Ngũ hình quyền. Từ Ngũ hình quyền, giới võ lâm đưa thêm vào những động tác của 5 loài vật khác - tượng, mã, biếu (kỳ lân), hầu, sư - thành Thập hình quyền. Riêng loài rắn thường được nhắc đến với các bài Xà quyền.
Xà sát mục

Ngày xưa, trong khi chiến đấu với loài vật hoặc quan sát loài vật săn mồi, các bậc tiền bối đã nghiên cứu và vận dụng rất nhiều kỹ năng vận động của chúng vào võ thuật. Năm loài vật thường được nhắc đến trong võ thuật là long, xà, hổ, báo, hạc và được gọi chung là Ngũ hình quyền. Từ Ngũ hình quyền, giới võ lâm đưa thêm vào những động tác của 5 loài vật khác - tượng, mã, biếu (kỳ lân), hầu, sư - thành Thập hình quyền. Riêng loài rắn thường được nhắc đến với các bài Xà quyền.

1.
Rắn là động vật máu lạnh thuộc loài bò sát, thân dài, có vảy, thường có nọc độc ở miệng. Thuộc lớp động vật cổ xưa, rắn cũng là một trong những sinh vật đa dạng nhất thế giới - hơn 2.500 loài với nhiều kích cỡ khác nhau: một số loài nhỏ bé chỉ vài centimét, nhưng có những loài khổng lồ dài đến vài mét. Một số loài thích sống dưới nước, một số loài lại thích sống trên cây, một số khác thích sống trong lòng đất hoặc hốc núi.

Theo một số tài liệu khoa học, rắn là con cháu của thằn lằn không chân, sống trong hang cách đây khoảng 250 triệu năm. Trong thập nhi chi, rắn có tên gọi là “Tỵ” và xuất hiện trong nhiều lãnh vực sinh hoạt của con người từ chính trị, y học cho đến võ thuật.

Về chính trị, chắc hẳn chúng ta chưa quên vụ án Lệ Chi viên mà đại công thần thời nhà Lê - Nguyễn Trãi - phải chịu oan án “tru di tam tộc”. Thật ra, người ta dựng nên câu chuyện “rắn trả thù” gia đình Nguyễn Trãi nhằm che giấu bên trong âm mưu tranh đoạt ngôi Thái tử.

Tiến chân phải lên đánh thốc chỏ vào ngực, rồi chụm các đầu ngón tay vòng lên mổ vào mắt (sát mục) đối thủ. Ảnh: Dũng Phương

Tiến chân phải lên đánh thốc chỏ vào ngực, rồi chụm các đầu ngón tay vòng lên mổ vào mắt (sát mục) đối thủ. Ảnh: Dũng Phương

Tục ngữ Việt Nam có câu: “Rắn già rắn lột. Người già, người tuột vô săng”. Rắn lột da để lớn theo theo chu kỳ. Sự tái sinh này biểu hiện cho quá trình hồi phục, nên hình ảnh con rắn quấn chung quanh cây gậy (Gậy thần Y thuật - Rod of Asclepius) là biểu tượng của y học. Đặc biệt, nọc rắn tuy độc nhưng có thể dùng nó để chữa trị một số bệnh hoặc bồi bổ sức khỏe cho con người (rượu rắn).

Ngay cả cái chết của Nữ hoàng Ai Cập cổ đại - Cleopatra - cũng liên quan đến loài rắn. Bà tên thật là Cleopatra Philopator, sinh tháng 1, năm 69 trước Công nguyên. Không chỉ xinh đẹp, Cleopatra còn là một nhà ngoại giao, nhà toán học, hóa học, triết học... Theo một vài giai thoại, bà đã chủ tâm để rắn cắn, vì người Ai Cập tin rằng, chết do rắn cắn có thể trở nên bất tử.

Ngày nay, trong nghệ thuật thứ 7, nhiều bộ phim về Xà quyền được dàn dựng công phu đã mang lại sự thích thú và phút giây thư giãn cho người xem như: Xà quyền, Miêu xà quyền, Xà quyền diệt độc ưng, Xà hạc bát bộ quyền…

2.
Rắn trong võ thuật là một kho tàng để khai thác dưới tên gọi Xà quyền. Do thiếu tay chân, rắn phải trườn, bò, vặn bẻ toàn thân khi di chuyển. Các động tác cuộn mình, uốn vòng, cuốn khúc mang tính phòng thủ, hóa giải rồi bất ngờ xuất kích tấn công như một tay sát thủ. Trong võ thuật, đó là những kỹ thuật né tránh, sử dụng thủ chi (ngón tay) để tấn công các điềm yếu trên cơ thể đối phương.

Trong Vĩnh Xuân Nội gia, Xà quyền được xem là bài quyền quan trọng nhất trong Ngũ hình quyền, vì nó chứa đựng trong đó bản chất quyền thuật của võ phái này: “…Xà quyền không có đòn thế đối lực, mà lấy sở trường là sự luồn lách, tinh nhanh, chính xác, và dựa trên nguyên tắc “bốn lạng bạt ngàn cân” khi so tài cùng đối thủ. Theo sách Võ thuật thần kỳ, xà quyền đã xuất hiện trong Thiếu Lâm, Nam quyền thời nhà Minh. Kỹ pháp xà quyền có nhiều điểm cần chú ý như: trong nhu có cương, trong tĩnh có động, thân linh (động), bộ hoạt (bát), mắt sắc, tay nhanh. Khi chiến đấu, thân phải lắc lư, bộ phải chuyển, bước vòng vèo, dùng chỉ (ngón tay) thọc hầu (cổ họng), mổ đỉnh (đầu)…

Bên cạnh đó cũng có những nhà quyền thuật quan niệm rộng rãi hơn, đó là gạt, đỡ, đột nhập vào sát đối phương, quấn lấy tay chân làm cho đối thủ khó lòng vùng vẫy rồi dùng những bộ phận của thân thể như: gối, chỏ, nắm quyền, chưởng, trảo, chỉ… để đâm, xỉa, đấm… đối thủ.

Theo võ sư Trương Văn Bảo, trong các bài võ quy định của Liên đoàn Võ thuât cổ truyền Việt Nam có nhiều thế đánh xà quyền như: “Phát bản linh thủ; xà vương khai môn…” (bài Bát quái côn), “Vân tôn tam tảo, hổ, xà thành” (Lão mai quyền), “Hồi tả tọa, bạch xà lang lộ” (Ngọc trản quyền). “Đăng sơn tả, hữu quy hình; Thôi sơn tấn tiếp, cước ngang trảm xà” (Bạch hạc sơn quyền), “Xà hành nghịch thủy cho hay” (Huỳnh long độc kiếm), “Tầm xà sát thích vân phi liền kề” (Thanh long độc kiếm)… Đòn thế xà quyền rất biến hóa. Tùy theo cách phòng thủ hay tấn công hoặc sử dụng một bộ phận nào đó, người ta còn đặt tên cho các thế trong xà quyền như: Độc xà bãi vĩ, Độc xà cầm oa, Độc xà đả vụ, Bạch xà thổ tín, Linh xà xuất động…

Đá chân phải (đảo sơn) vào sườn; A ngoặt tay phải xuống chặn chân B (hoạch sa).

Đá chân phải (đảo sơn) vào sườn; A ngoặt tay phải xuống chặn chân B (hoạch sa).

3. Cố võ sư Đoàn Tâm Ảnh là bậc thầy nổi danh trong làng võ cổ truyền Việt Nam, ông sinh năm 1900 và mất năm 2008. Trò chuyện cùng chúng tôi, võ sư Nguyễn Thanh Sơn - người từng được thọ giáo cụ Đoàn Tâm Ảnh vào khoảng cuối thập niên 1980 - đã kể lại: “Trong Võ lâm chánh tông của thầy Đoàn Tâm Ảnh có Địa chi quyền gồm bài chính là Địa chi và 12 bài còn lại mang tên 12 con giáp: Hoa hồ điêu (Tý), Thần ngưu chuyển giác (Sửu), Hắc hổ án nham (Dần), Miêu tẩy diện (Mão), Lưỡng long tranh châu (Thìn), Xà hàm tinh (Tỵ), Mã lâm đao (Ngọ), Dương hồi sơn (Mùi), Hầu thực quả (Thân), Kê xuất noản (Dậu), Tuất (Cẩu cuồng phong), Hợi (Trư ngộ hóa).

Ngoài ra, thầy Đoàn Tâm Ảnh cũng truyền lại bài Hoa xà đại chiến mà thầy đã học được trong những tháng ngày ở Trung Quốc, gồm 12 thế: Hoa xà lộn vĩ, Hao xà nhập động, Hoa xà trầm địa, Hoa xà quấn mộc, Hoa xà vượt thảo, Hoa xà độn giáp, Hoa xà xuất huyệt, Hoa xà phún khí, Hoa xà quá giang, Hoa xà cuốn khúc, Hoa xà chảo thủy, Hoa xà lang lộ. 

Nhân đầu xuân Quý Tỵ, Xin giới thiệu cùng quý độc giả Xà sát mục - một thế võ trong hoa xà vượt thảo do võ sư Nguyễn Thanh Sơn và môn đồ Phạm Bá Khôi thị phạm.

TRÚC QUỲNH (tổng hợp)

Tin cùng chuyên mục