Xung quanh việc xử phạt xe không chính chủ - Khó phục!

Trong khi dư luận còn rất băn khoăn trước thông tin cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử phạt bằng tiền đối với người điều khiển xe máy đội nón bảo hiểm giả thì mới đây, Bộ Công an bất ngờ ban hành Thông tư 11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Thông tư 11 là kể từ ngày 15-4 sẽ thực hiện kiểm tra, xử phạt đối với lỗi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.

Trong khi dư luận còn rất băn khoăn trước thông tin cơ quan chức năng sẽ tiến hành xử phạt bằng tiền đối với người điều khiển xe máy đội nón bảo hiểm giả thì mới đây, Bộ Công an bất ngờ ban hành Thông tư 11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định 34/2010 và Nghị định 71/2012 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Một trong những nội dung đáng chú ý nhất của Thông tư 11 là kể từ ngày 15-4 sẽ thực hiện kiểm tra, xử phạt đối với lỗi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”.

Tuy nhiên để bảo đảm cho việc quản lý, xử phạt đi xe không chính chủ không gây phiền hà cho người dân, Thông tư 11 quy định đối với các xe đang lưu thông trên đường, lực lượng công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ không được dừng xe để kiểm soát, xử lý hành vi “không chuyển quyền sở hữu phương tiện theo quy định”. Việc xem xét xử phạt đối với hành vi đi xe không chính chủ được thực hiện thông qua công tác đăng ký, cấp biển số, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, các trường hợp phương tiện vi phạm bị tạm giữ theo quy định hay qua điều tra các vụ án hình sự.

Phạt đội nón bảo hiểm giả và đi xe không chính chủ là những quy định có tác động rất lớn tới đời sống vì cả 2 quy định này đều liên quan tới chuyện sinh hoạt đi lại hàng ngày của người dân. Đáng chú ý, quy định về việc xử phạt đi xe không chính chủ đã được đề cập từ cuối năm 2012 khi Nghị định 71 có hiệu lực. Nhưng trước nhiều ý kiến phản ánh của dư luận xã hội, Chính phủ đã yêu cầu tạm dừng việc thực hiện quy định xử phạt đi xe không chính chủ để các bộ, ngành liên quan gồm công an, GTVT, tài chính soạn thảo thông tư hướng dẫn thực hiện liên quan tới các quy định Nghị định 71/CP.

Hơn nữa, theo kế hoạch của cơ quan chức năng, phải sau ngày 1-7-2013, mới áp dụng quy định về việc xử phạt đi xe không chính chủ. Thế nhưng, việc Bộ Công an bất ngờ cho ra đời Thông tư 11 có hiệu lực thi hành từ ngày 15-4, trong khi Bộ GTVT mới chỉ đang lấy kiến đóng góp, còn Bộ Tài chính vẫn chưa ban hành thông tư về giảm phí liên quan tới việc sang tên đổi chủ phương tiện đã khiến cho người dân cảm thấy rất khó hiểu, hoang mang và thậm chí bức xúc về công tác quản lý của các bộ, ngành chức năng.

Trong khi đó, quy định về bắt buộc người điều khiển xe gắn máy, mô tô khi tham gia giao thông phải đội nón bảo hiểm đã thực hiện từ 5 năm qua và người dân đã chấp hành khá nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, nhiều năm qua, quy định yêu cầu người dân phải đội nón bảo hiểm thật, hay quy chuẩn về nón bảo hiểm an toàn, bảo đảm chất lượng lại không được các bộ ngành chức năng đề cập tới, cũng như triển khai thực hiện một cách chặt chẽ và nghiêm túc. Vì vậy mà người dân khi đi xe máy ra đường chỉ biết đội nón bảo hiểm, chứ đâu biết được chiếc nón họ đội là thật hay giả, có đảm bảo an toàn bảo vệ tính mạng hay không. Trong khi đó, trên thị trường khắp cả nước lại tràn lan hàng trăm ngàn loại nón bảo hiểm loại khác nhau, chất lượng cũng khác nhau nhưng chẳng mấy khi bị lực lượng chức năng kiểm tra và xử lý.

Rõ ràng, bấy lâu nay, để xảy ra tình trạng nhiều phương tiện giao thông không chính chủ, hay không sang tên đổi chủ mỗi khi trao đổi mua bán, cũng như việc để hơn 70% số người đội nón bảo hiểm hiện nay là nón kém chất lượng có trách nhiệm rất lớn từ nhiều bộ, ngành chức năng trong công tác quản lý. Chính việc quản lý lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm và ban hành các chính sách “vênh” nhau giữa các cơ quan chức năng khiến người dân phải gánh chịu nhiều hậu quả và làm khó dân. Xử phạt là một trong những biện pháp quản lý hành chính nhưng thực tế quy định về việc phạt người, xe không chính chủ và đội nón bảo hiểm giả lại bộc lộ sự bó tay và bất lực của nhiều cơ quan chức năng trong công tác quản lý các lĩnh vực khó nên tìm cách đẩy trách nhiệm, hậu quả cho dân chịu. Hơn nữa, quy định phạt tiền người, xe không chính chủ và đội nón bảo hiểm giả chỉ là cách thức xử lý giải quyết vấn đề ở phần ngọn, không phải là biện pháp xử lý triệt để từ gốc nên nếu quy định được áp dụng sẽ khiến cho người dân khó có thể tâm phục khẩu phục.

Bộ Công an ban hành Thông tư số 11/2013/TT-BCA quy định chi tiết thi hành một số điều về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, cảnh sát giao thông cả nước không được dừng xe đang lưu thông trên đường để kiểm soát, xử lý hành vi không sang tên đổi chủ. Hành vi này sẽ được xác minh, làm rõ thông qua công tác đăng ký, cấp biển số; điều tra, giải quyết tai nạn giao thông; qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; các trường hợp phương tiện bị tạm giữ theo quy định và qua điều tra các vụ án hình sự. Những trường hợp bị phát hiện đã quá 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua, bán xe nhưng chưa làm thủ tục sang tên, di chuyển thay đổi đăng ký xe theo quy định sẽ bị xử phạt. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15-4-2013.

NGUYỄN QUỐC

Tin cùng chuyên mục