Xử lý các ổ dịch bệnh gia cầm, gia súc

(SGGP).- Ngày 1-11, tại hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long do Bộ NN-PTNN tổ chức ở TPHCM, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh, từ nay đến đầu năm 2013 là giai đoạn dịch bệnh gia súc, gia cầm có điều kiện xuất hiện, lây lan; đặc biệt là cúm gia cầm H5N1, diễn biến khá phức tạp. Vì vậy, các địa phương không được chủ quan, khi xuất hiện phải tập trung xử lý, không để lây lan gây ra thiệt hại rất lớn. Riêng vùng ĐBSCL tiếp tục tiêm phòng vaccine, do cách làm này vẫn có hiệu quả, chưa có sự phân nhánh virus như ở miền Trung và miền Bắc.

(SGGP).- Ngày 1-11, tại hội nghị triển khai công tác phòng chống dịch bệnh và kiểm soát buôn bán gia súc, gia cầm vùng Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long do Bộ NN-PTNN tổ chức ở TPHCM, Thứ trưởng Diệp Kỉnh Tần nhấn mạnh, từ nay đến đầu năm 2013 là giai đoạn dịch bệnh gia súc, gia cầm có điều kiện xuất hiện, lây lan; đặc biệt là cúm gia cầm H5N1, diễn biến khá phức tạp. Vì vậy, các địa phương không được chủ quan, khi xuất hiện phải tập trung xử lý, không để lây lan gây ra thiệt hại rất lớn. Riêng vùng ĐBSCL tiếp tục tiêm phòng vaccine, do cách làm này vẫn có hiệu quả, chưa có sự phân nhánh virus như ở miền Trung và miền Bắc.

Trong khi đó, theo Cục Chăn nuôi, từ nay đến cuối năm, mỗi tháng nhập khẩu 10.000 - 13.000 tấn thịt, chủ yếu thịt gà, gấp 2 lần mức trung bình nhập khẩu mỗi tháng của 9 tháng qua. Do sức mua yếu, giá thịt những tháng cuối năm có thể chỉ tăng 8% - 10%.

Ngoài ra, lượng gà thải nhập lậu vào Việt Nam qua biên giới tăng đột biến. Có từ 70.000 - 100.000 tấn gia cầm loại này nhập lậu vào VN, gần bằng 50% lượng thịt nhập khẩu năm nay, tăng thêm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh gia cầm trong nước, do mang virus có độc lực cao, gây chết nhanh.  

Đ.C.P.

Tin cùng chuyên mục