Sướng miệng, khổ thân

Khẩu phần ăn hợp lý được các chuyên gia về dinh dưỡng, y tế khuyến cáo ăn nhiều rau, quả và cá, ít thịt, nhưng ở nước ta thì ngược lại. Lượng thịt tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt đã tăng gấp rưỡi còn rau xanh lại giảm. Hiện trung bình một ngày, một người dân Việt Nam chỉ ăn khoảng 160g rau xanh và hoa quả, chỉ bằng 50% so với mức khuyến cáo.

Khẩu phần ăn hợp lý được các chuyên gia về dinh dưỡng, y tế khuyến cáo ăn nhiều rau, quả và cá, ít thịt, nhưng ở nước ta thì ngược lại. Lượng thịt tiêu thụ trong bữa ăn của người Việt đã tăng gấp rưỡi còn rau xanh lại giảm. Hiện trung bình một ngày, một người dân Việt Nam chỉ ăn khoảng 160g rau xanh và hoa quả, chỉ bằng 50% so với mức khuyến cáo.

Đáng lo ngại hơn, bữa ăn của người dân Việt Nam đang ngày càng mất đi tính đa dạng, thiếu cân bằng và bị… mỡ hóa, đạm hóa,  ảnh hưởng lớn đến sự phát triển thể chất, sức khỏe người dân và tiềm ẩn nhiều mối nguy hại đến thế hệ tương lai.

Tổng điều tra mới nhất về dinh dưỡng quốc gia cho thấy, những năm gần đây, Việt Nam đang phải đối mặt với sự gia tăng rất nhanh của tình trạng thừa cân, béo phì. Cả nước hiện có gần 6% trẻ em dưới 5 tuổi đang bị thừa cân và béo phì, đặc biệt ở các đô thị, thành phố lớn tỷ lệ này lên tới 12% - 15 %, cao hơn 6 lần so với cách đây 10 năm.

Đáng lo ngại hơn, ở lứa tuổi học đường, tỷ lệ thừa cân, béo phì tăng chóng mặt với tỷ lệ 8,3% trên cả nước. Trong đó cao nhất là TPHCM lên tới 19%, có nghĩa cứ 5-6 trẻ trong độ tuổi học đường thì có 1 trẻ bị thừa cân, béo phì. Đặc biệt, không chỉ có những thế hệ tương lai bị thừa cân, béo phì, ngay cả nhóm tuổi thanh niên cũng có tỷ lệ béo phì rất cao và tăng nhanh nhất ở nhóm 50-60 tuổi.

Trẻ nhỏ và người lớn bị thừa cân, béo phì không chỉ ảnh hưởng tới hoạt động, học tập và công việc mà còn phải đối mặt với nhiều bệnh tật không lây nhiễm nguy hiểm. Đó là các bệnh về chuyển hóa, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch.

Qua điều tra cho thấy, hiện nay có không ít trẻ em mới chỉ 7-8 tuổi đã bị mắc đái tháo đường, gút, còn cả nước khoảng 6%-7% dân số mắc đái tháo đường; 26% người trong độ tuổi 25-74 loạn mỡ máu. Riêng khu vực thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM tỷ lệ này còn cao hơn lên tới gần 40%.

PGS-TS Lê Thị Hợp, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia chỉ rõ, tổng chi phí xã hội phải bỏ ra để điều trị các bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì đang ngày càng tăng và là gánh nặng lớn đối với xã hội.

Minh Khang

Tin cùng chuyên mục