TPHCM: Hơn 16.000 người bị súc vật nghi dại cắn

Theo bác sĩ Lê Xuân Hòa (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccine sinh phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM), trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thành phố có đến 16.410 trường hợp bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Theo bác sĩ Lê Xuân Hòa (Khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vaccine sinh phẩm, Trung tâm Y tế Dự phòng TPHCM), trong 6 tháng đầu năm 2015, trên địa bàn thành phố có đến 16.410 trường hợp bị súc vật nghi dại cắn phải đi tiêm vaccine phòng bệnh dại.

Phân tích cụ thể, loại súc vật cắn người nhiều nhất là chó (83,4%), tiếp đến là mèo (9,8%). Vị trí thường bị súc vật cắn nhiều nhất là vùng chân (70,2%), tay (23,8%). Khoảng 7% trường hợp bị vết cắn gây tổn thương sâu, rộng (độ 3). Tất cả trường hợp được tiêm vaccine phòng bệnh dại đều an toàn, không có người bị lên cơn dại.

Theo khuyến cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, để hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh dại gây ra, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau: Hạn chế nuôi chó, mèo. Nếu nuôi phải tiêm phòng bệnh dại định kỳ. Không cho trẻ đùa nghịch với chó, mèo, đặc biệt là khi chúng đang ăn; khi bị chó mèo cắn phải rửa sạch vết thương bằng xà phòng, sau đó đến cơ sở y tế để xử lý vết thương và tiêm vaccine phòng bệnh dại, phải tuân thủ tiêm đủ mũi, đúng lịch, không uống rượu bia, không dùng thuốc Corticoid và thuốc ức chế miễn dịch; theo dõi tình trạng con vật sau khi cắn người trong vòng 2 tuần (ốm, chết, lên cơn dại…) để có hướng xử lý tiếp theo.

NHƯ NGỌC

Tin cùng chuyên mục