Trên mạng xã hội Twitter, người phát ngôn Hải quân Ấn Độ, Đại tá Hải quân D.K.Sharma cho biết cuộc tập trận diễn ra ở Biển Arab, có sự tham gia của một máy bay chiến đấu chống ngầm do thám tầm xa trên biển P-8 của Hải quân Ấn Độ, và 2 máy bay chiến đấu chống ngầm P-3 Orion của Lực lượng phòng vệ trên biển của Nhật Bản (JMDSF) và sẽ kết thúc vào ngày 31-10.
An ninh hàng hải và tự do đi lại là những chủ đề nổi bật trong các cuộc đối thoại quốc phòng song phương và đa phương gần đây của Ấn Độ.
Trung Quốc khi đó cho biết Bắc Kinh hy vọng cuộc tập trận này không nhắm đến bất cứ nước nào khác.
Trong khi đó, báo Japan Times cùng ngày dẫn nguồn tin từ quân đội Mỹ cho biết, Washington đã điều một máy bay ném bom tàng hình B-2 từ căn cứ không quân Whiteman ở bang Missouri (Mỹ) tới các khu vực hoạt động ở Thái Bình Dương vào cuối tuần qua, trong một sứ mệnh có tầm bay rộng.
Theo giới quan sát, đây cũng là một thông điệp có khả năng nhằm trấn an Nhật Bản và Hàn Quốc trước thềm chuyến thăm tới châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tuyên bố trên cũng đề cập sứ mệnh của máy bay B-2 này là một “sự minh chứng rõ ràng cam kết đối với các đồng minh của Mỹ và tăng cường an ninh khu vực”.
B-2 là loại máy bay ném bom đa nhiệm được trang bị công nghệ tàng hình và có khả năng mang bom hạt nhân.
Máy bay B-2 do hãng Northrop Grumman chế tạo, được coi là loại máy bay đắt nhất từng được sản xuất, ước tính chi phí cho mỗi chiếc từ khoảng 1,157 tỷ tới 2,2 tỷ USD.
Hiện Không quân Mỹ có 22 chiếc B-2 sau khi một chiếc bị rơi.