An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan

Bước đầu, cơ quan chức năng đánh giá có khả năng lưu lượng nước từ thượng nguồn về thấp, bè cá đậu san sát nên khi lượng thức ăn thả xuống với mật độ dày đặc sẽ làm nước trong bè cá bị ô nhiễm cục bộ, cá nuôi không đủ không khí để thở. 

Tối 15-5, Sở Tài nguyên - Môi trường tỉnh An Giang xác nhận, đơn vị đã cho lực lượng chức năng thu thập và phân tích mẫu nước tại khu vực sông Vĩnh Ngươn (TP Châu Đốc) do có tình trạng cá trong các bè nuôi thương phẩm chết hàng loạt.

An Giang: di dời bè nuôi cá để giảm tình trạng chết tràn lan ảnh 1 Cá chết ở An Giang 

Bước đầu, cơ quan chức năng đánh giá có khả năng lưu lượng nước từ thượng nguồn về thấp, bè cá san sát nên khi lượng thức ăn thả xuống với mật độ dày đặc sẽ làm lượng nước trong bè cá bị ô nhiễm cục bộ, cá nuôi không đủ không khí để thở. Tình trạng này cũng đã xảy ra tại các hộ nuôi cá bè ở huyện Phú Tân cách đây 2 năm.

Hiện, chính quyền TP Châu Đốc đã thực hiện di dời hơn 20/54 hộ nuôi cá lồng bè trên sông Vĩnh Ngươn để tạo độ thông thoáng. Qua báo cáo vào chiều 15-5, lượng cá chết tại đây đã giảm và lượng lồng bè nuôi cá tại khu vực này được sắp xếp ổn định.

Ông Nguyễn Sỹ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh An Giang cho biết thêm, hiện nay cơ quan này đang phối hợp với các ngành chức năng thu thập mẫu; trước mắt có thể dự đoán nguyên nhân là do môi trường nước thay đổi vì lượng nước thượng nguồn đổ xuống. Đồng thời, cho phân tích những mẫu bệnh phẩm trên cá chết để xem xét các nguyên nhân khác.

Thống kê ban đầu cho thấy, có khoảng có 32 hộ bị thiệt hại với tổng cộng 80 bè nuôi, số lượng cá chết (tỷ lệ hơn 70%) là khoảng 105 tấn cá thương phẩm như: cá lăng đuôi đỏ, cá he, mè vinh, cá tra, chim trắng...

Ngành nông nghiệp An Giang cũng khuyến cáo, các hộ nuôi cá lồng bè phải liên tục theo dõi các chỉ số trong môi trường nước, đặc biệt là nồng độ khí thở, các chất hòa tan, độ mặn, phèn… Việc nuôi cá với mật độ dày đặc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro do ô nhiễm từ chính nguồn thức ăn cho cá.

Tin cùng chuyên mục