Năm 1998, đúng vào dịp kỷ niệm Sài Gòn - TPHCM 300 năm, Báo SGGP đã phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM tổ chức giải thưởng mang tên người thầy nổi tiếng của đất Nam bộ xưa - Giải thưởng Võ Trưởng Toản - với sự hỗ trợ tài chính của Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa xã hội lớn nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy cô giáo đã có nhiều đóng góp xuất sắc nhất, tiêu biểu nhất trong ngành giáo dục TPHCM hàng năm,
20 năm qua, Giải thưởng Võ Trường Toản nêu cao tinh thần “Tôn sư trọng đạo” qua việc trân trọng thông tin, giới thiệu, khen thưởng những nhà giáo giỏi, tận tâm. Ban tổ chức Giải thưởng Võ Trường Toản đã không ngừng cải tiến hình thức tổ chức, xét chọn và trao giải vào mỗi dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11.
Lãnh đạo TPHCM đã rất quan tâm và chỉ đạo sâu sát công tác xét chọn giải thưởng và tổ chức trao giải thưởng. Giải thưởng Võ Trường Toản đã thiết thực động viên các nhà giáo trong sự nghiệp trồng người. Qua 20 năm tổ chức giải thưởng tại TPHCM, đã có 576 nhà giáo trong tổng số hơn 70.000 nhà giáo TPHCM được tôn vinh. Lễ trao Giải thưởng Võ Trường Toản hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội lớn của ngành giáo dục - đào tạo TPHCM và cũng là dịp để những người làm báo SGGP bắc cầu nối tri ân của bạn đọc và toàn xã hội đến các nhà giáo. Ý nghĩa xã hội và sức lan tỏa của Giải thưởng Võ Trường Toản ngày càng vang xa, mở rộng. Với kết quả tích cực của Giải thưởng Võ Trường Toản, từ năm 2016, Giải thưởng Võ Trường Toản đã phát triển ra TP Đà Nẵng; năm nay là năm thứ 2 Báo SGGP phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo TP Đà Nẵng tổ chức trao Giải thưởng Võ Trường Toản tại TP Đà Nẵng.
Lãnh đạo TPHCM đã rất quan tâm và chỉ đạo sâu sát công tác xét chọn giải thưởng và tổ chức trao giải thưởng. Giải thưởng Võ Trường Toản đã thiết thực động viên các nhà giáo trong sự nghiệp trồng người. Qua 20 năm tổ chức giải thưởng tại TPHCM, đã có 576 nhà giáo trong tổng số hơn 70.000 nhà giáo TPHCM được tôn vinh. Lễ trao Giải thưởng Võ Trường Toản hàng năm đã thực sự trở thành ngày hội lớn của ngành giáo dục - đào tạo TPHCM và cũng là dịp để những người làm báo SGGP bắc cầu nối tri ân của bạn đọc và toàn xã hội đến các nhà giáo. Ý nghĩa xã hội và sức lan tỏa của Giải thưởng Võ Trường Toản ngày càng vang xa, mở rộng. Với kết quả tích cực của Giải thưởng Võ Trường Toản, từ năm 2016, Giải thưởng Võ Trường Toản đã phát triển ra TP Đà Nẵng; năm nay là năm thứ 2 Báo SGGP phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo TP Đà Nẵng tổ chức trao Giải thưởng Võ Trường Toản tại TP Đà Nẵng.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm việc mở mang dân trí, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Người đánh giá rất cao vai trò của giáo dục đối với sự hưng thịnh của đất nước. Các nhà giáo với nhiệm vụ nâng cao dân đức, mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, là động lực của sự phát triển, đưa nước nhà tiến tới giàu mạnh, dân chủ, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói với tình cảm trân trọng rằng các nhà giáo là những anh hùng vô danh. Việc tôn vinh nhà giáo không chỉ là đạo lý, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội đối với công lao, cống hiến của các nhà giáo cho sự hưng thịnh, đi lên của đất nước, dân tộc.
Truyền thống tốt đẹp “Tôn sư trọng đạo” đã được nhân dân ta kế thừa và phát huy trong cuộc sống hiện nay. Trên khắp đất nước, người dân Việt Nam đều yêu quý, tôn trọng nhà giáo, đều dành cho nhà giáo những tình cảm ưu ái nhất, với lòng biết ơn sâu sắc vì thầy cô giáo đã dạy con cái họ nên người. Hôm nay, chúng ta trân trọng chúc mừng 40 nhà giáo TPHCM được tuyên dương và trao Giải thưởng Võ Trường Toản, cùng tất cả các nhà giáo đã cống hiến trong công tác đào tạo, góp phần làm nên những thành tích đáng kể cho ngành giáo dục, đã khắc họa hình ảnh thật đẹp, thật cao quý về người giáo viên nhân dân trong lòng các học sinh, các bậc phụ huynh và toàn xã hội. Kỷ niệm 20 năm Giải thưởng Võ Trường Toản, Báo SGGP cùng Sở Giáo dục - Đào tạo TPHCM và Công ty Bảo hiểm nhân thọ Prudential Việt Nam tiếp tục chăm chút giải thưởng để góp phần động viên các nhà giáo trong sự nghiệp trồng người và bắc cầu nối tri ân đến các nhà giáo.