
Để có cái nhìn khách quan về chương trình tăng cường tiếng Anh (CTTCTA) mà ngành GD-ĐT TPHCM đang triển khai trong các trường phổ thông, chúng tôi đã trao đổi với ông Nguyễn Lộc, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, Bộ GD-ĐT.
- PV: Dưới góc độ là nhà chuyên môn, ông nhìn nhận như thế nào về CTTCTA của TPHCM?

Học sinh Trường Trần Đại Nghĩa, quận 1 (TPHCM) trong giờ học Anh ngữ.
- Ông NGUYỄN LỘC: Theo tài liệu về CTTCTA của TPHCM, tổng số thời lượng được thiết kế là 3.168 tiết (mỗi tiết 45 phút), được phân bố đều cho 12 cấp lớp từ lớp 1 đến lớp 12, mỗi cấp lớp học 8 tiết/tuần.
Để dễ định hướng, tôi xin cung cấp thêm một số thông tin sau: Trong khi chương trình dạy và học ngoại ngữ hiện nay của Việt Nam có tổng thời lượng 700 tiết (3 đến 4 tiết/tuần) thì Malaysia dành thời lượng để học tiếng Anh trong các trường phổ thông cũng là 8 tiết/tuần (như CTTCTA của TPHCM); Thái Lan từ năm 2001 đã• thành lập một loạt các trường học chương trình tiếng Anh và chương trình mini tiếng Anh với thời lượng 18 tiết/tuần.
Với một thiết kế về thời lượng nêu trên cho CTTCTA, tôi cho rằng TPHCM đang có một nỗ lực rất lớn để nâng trình độ tiếng Anh của một bộ phận dân cư thành phố ngang tầm của những nước hàng đầu trong khu vực.
- Chương trình này đang giảng dạy theo chương trình và sách giáo khoa của nước ngoài. Bộ GD-ĐT đã có thẩm định về chương trình này?
- Trong danh sách tài liệu tham khảo để biên soạn CTTCTA của TPHCM có nêu 18 tài liệu, trong đó chỉ có 2 tài liệu của Việt Nam, còn lại là của nước ngoài. Trong hoàn cảnh Việt Nam chưa có chương trình tương tự, việc tham khảo tài liệu nước ngoài là chuyện đương nhiên. Đầu năm 2005, Bộ đã• thành lập Hội đồng thẩm định chương trình này, sau đó đã• đề nghị TPHCM tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện CTTCTA theo đóng góp của hội đồng.
- Cái được và chưa được của chương trình này là gì?
- Nếu xét riêng CTTCTA dưới góc độ một chương trình dạy học thì thẳng thắn mà nói CTTCTA của TPHCM còn quá sơ sài. Có lẽ đây chỉ là một “tổ hợp” các chủ đề dạy học được chia theo từng đơn vị mà thôi. Những câu hỏi cơ bản cần phải trả lời trong một chương trình dạy học như mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với từng cấp học (tiểu học, THCS, THPT và đối với từng cấp lớp học), cũng như yêu cầu về các khía cạnh đặc thù của chương trình dạy và học ngoại ngữ như khía cạnh giao tiếp, khía cạnh ngữ pháp, khía cạnh văn hóa - xã hội, khía cạnh nhận thức và tình cảm và nhiều điều khác nữa hầu như không được xác định trong chương trình này. Nếu không được hoàn thiện, chắc chắn việc triển khai và đánh giá CTTCTA sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
- Với cách tổ chức khảo sát để chọn HS năng khiếu vào học CTTCTA, phải chăng thực chất của chương trình là dạy năng khiếu chứ không phải dạy kiến thức phổ thông?
- Nếu theo mục tiêu của CTTCTA là thông qua việc tăng thời lượng dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua đội ngũ giáo viên phù hợp, tăng cường cơ sở vật chất... để nâng cao trình độ năng lực tiếng Anh của HS phổ thông thì rõ ràng không thể chỉ dành CTTCTA cho HS có năng khiếu ngoại ngữ. Mục đích đào tạo HS năng khiếu sẽ do hệ thống các trường chuyên thực hiện...
Vì vậy, dù thế nào đi chăng nữa, CTTCTA chỉ dành cho những HS bình thường. Dù việc tuyển học sinh năng khiếu vào CTTCTA có thể chỉ là giải pháp tình thế và tạm thời, song nguy cơ tiềm ẩn là sẽ dẫn đến các hiện tượng tiêu cực tương tự như nạn “chạy trường”. Trong báo cáo về so sánh kết quả học tập môn tiếng Anh theo CTTCTA và chương trình bình thường năm 2003-2004 của TPHCM, tỷ lệ HS giỏi của CTTCTA cao hơn rất nhiều so với chương trình bình thường.
- Để có một chương trình tiếng Anh đáp ứng được yêu cầu chung của xã hội, Bộ đã có kế hoạch gì để khắc phục hiện trạng yếu kém ngoại ngữ của HS-SV hiện nay?
- Việc đánh giá hiện trạng của dạy và học ngoại ngữ ở nước ta đã• đưa ra những kết luận rất đáng lo ngại. Chính vì vậy ngay từ năm 2000, Quốc hội khóa 10 đã•ban hành Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông với yêu cầu xây dựng đề án dạy và học ngoại ngữ ở trường phổ thông đến năm 2010.
Tiếp theo, ngày 11-6-2001, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về đổi mới chương trình và sách giáo khoa phổ thông, trong đó yêu cầu xây dựng đề án “Giảng dạy, học tập ngoại ngữ trong trường phổ thông”. Dự thảo đề án đã• được biên soạn xong và đang trong quá trình xin ý kiến các tổ chức chức năng lần thứ hai để trình duyệt và ban hành trong tháng 9 tới. Các đề xuất trong đề án đều nhằm mục tiêu khắc phục những nhược điểm hiện nay và nâng cao năng lực ngoại ngữ của phần lớn thế hệ trẻ Việt Nam đến một trình độ mà họ có thể tự tin giao tiếp, học tập và làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa của quá trình hội nhập và toàn cầu hóa.
- Xin cám ơn ông.
LÂM VY
Các tin, bài liên quan: