Bảng A bóng đá nam SEA Games 27: Tam mã đua tranh

Bảng A, nơi có đội tuyển U.23 Việt Nam, vẫn được xem là bảng đấu “dễ thở” hơn, nhưng trong bối cảnh bóng đá trẻ Đông Nam Á đang xích lại gần nhau về trình độ, cũng chưa thể nói trước được điều gì…
Bảng A bóng đá nam SEA Games 27: Tam mã đua tranh

Bảng A, nơi có đội tuyển U.23 Việt Nam, vẫn được xem là bảng đấu “dễ thở” hơn, nhưng trong bối cảnh bóng đá trẻ Đông Nam Á đang xích lại gần nhau về trình độ, cũng chưa thể nói trước được điều gì…

Có một chi tiết đáng lưu ý: Sau nhiều năm không đặt chỉ tiêu cao tại SEA Games, lần này “những con sư tử trẻ” đến từ Singapore quyết tâm đặt một chỗ trong trận chung kết. Xin nhớ là lần cuối cùng Singapore vào chung kết SEA Games là năm 1989, khi tham dự bằng đội tuyển quốc gia.

HLV trưởng Singapore là một danh thủ đã từng vô địch Đông Nam Á ở thập kỷ trước, Aide Iskandar. Ông mang đến SEA Games 27 một đội bóng của tương lai khi chỉ giữ lại 9 cầu thủ từ SEA Games trước, số còn lại đều đủ tuổi để dự thêm một kỳ SEA Games nữa. Rõ ràng, cách nhìn về SEA Games của người Singapore đã có thay đổi sau thời gian họ đưa đội trẻ của mình dự giải hạng nhất Malaysia dưới danh nghĩa một CLB. Điều này cho thấy, Singapore đã hoàn thành thời gian tích lũy, để chuyển sang giai đoạn chinh phục.

Chính sự trỗi dậy của Singapore khiến bảng B trở nên khó khăn hơn với nhà đương kim vô địch Malaysia. Với thành phần nòng cốt là đội U21 vô địch giải quốc tế báo Thanh Niên năm 2012, có thể nói Malaysia vẫn là đội bóng đáng nể nhất bảng A. Họ có nhiều kinh nghiệm trong việc chinh phục đỉnh cao và cho dù đã có nhiều trụ cột chấn thương trước khi đến Myanmar, sự thành công của Malaysia trong thời gian gần đây vẫn bảo đảm cho họ một chỗ đứng vững vàng trong sự tôn trọng của các đối thủ.

Đội tuyển U.23 Việt Nam đã sẵn sàng đối diện với thách thức từ các đối thủ để đạt mục tiêu tại SEA Games lần này. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Đội tuyển U.23 Việt Nam đã sẵn sàng đối diện với thách thức từ các đối thủ để đạt mục tiêu tại SEA Games lần này. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG

Tất nhiên, khó nhất vẫn là U.23 Việt Nam. Nếu Malaysia quyết bảo vệ thành quả, Singapore đến để thách thức thì U.23 Việt Nam lại mang trên mình áp lực gấp đôi. Vừa phải đạt chỉ tiêu vào chung kết, vừa phải lấy lại lòng tin cho người hâm mộ bằng thứ bóng đá thuyết phục. Trong bảng A, đội bóng của ông Hoàng Văn Phúc có tuổi bình quân cao nhất sau khi đã “vét” cạn nguồn tài năng trẻ mà Việt Nam đang có. Xét về kinh nghiệm cá nhân, U.23 Việt Nam đều là những cầu thủ chơi tại giải vô địch quốc gia.

Xét về mức độ đầu tư, thầy trò ông Phúc có đến gần 20 trận giao hữu, trong khi Singapore và Malaysia chỉ được phân nửa. Những chi tiết đó buộc U.23 Việt Nam phải thành công tại vòng đấu bảng để giành quyền vào bán kết mà không còn chọn lựa nào khác.

ĐĂNG LINH

Tin cùng chuyên mục