Chiều 2-3, Bộ trưởng Bộ LĐTB-XH Nguyễn Thị Kim Ngân đã trả lời nhiều câu hỏi của báo giới liên quan đến vấn đề đưa người lao động Việt Nam từ Libya về nước.
* PV:Thưa Bộ trưởng, tình hình sơ tán lao động Việt Nam khỏi Libya đã thực hiện tới đâu?
* Bộ trưởng NGUYỄN THỊ KIM NGÂN: Tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Libya là 10.482 người. Trong số đó đến nay Ban Chỉ đạo phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và một số nước lân cận cùng các doanh nghiệp sử dụng lao động đã sơ tán 6.196 lao động Việt Nam ra khỏi Libya, sang các nước thứ 3 như Ai Cập, Algeria, Malta, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Tunisia…. Trong số 6.196 lao động này, tính đến đêm 2-3 đã có 2.739 lao động về tới Việt Nam (chưa kể một số lao động tự về). Riêng trong ngày 2-3, có hơn 1.000 lao động về tới Việt Nam. Như vậy, hơn 3.000 lao động Việt Nam còn lại chưa di tản khỏi Libya. Nhưng theo báo cáo, hiện đã có 1.200 lao động trong số này đã xuống tàu sang các nước láng giềng; 1.400 người mang cờ ngoại giao đang đi bộ sang Tunisia... * Trong vài ngày tới, nhiệm vụ đưa người lao động về nước sẽ diễn ra như thế nào?
* Hiện nay việc đưa lao động về nước vẫn diễn ra hết sức khẩn trương. 22 giờ hôm qua 2-3, tiếp tục có một chuyến bay thứ 2 của Vietnam Airlines bay tới Tunisia để đón lao động. Chuyến bay này bay mất 14 giờ vì thế đến trưa 3-3, mới đưa thêm được 350 lao động về nước. Sau đó sẽ vẫn tiếp tục có chuyên cơ của chúng ta đến Tunisia. Hiện nay, 5 đoàn công tác của Chính phủ có mặt ở nhiều điểm tập kết đông lao động Việt Nam vẫn đang hỗ trợ lương thực, quần áo và làm các thủ tục cần thiết để đưa lao động về trong thời gian sớm nhất. Chính phủ quyết tâm bằng mọi biện pháp đưa người lao động ở Libya về nước sớm nhất.
* Hiện còn bao nhiêu người kẹt lại ở Libya chưa thể di tản sang nước thứ 3?
* Còn hơn 200 người vẫn kẹt ở đó, trong những công xưởng nhỏ, ở vùng không có biểu tình. Nhưng rất may là chúng ta vẫn giữ được liên lạc, yêu cầu họ ở lại những nơi an toàn và chúng ta sẽ tìm mọi cách để đưa họ về. Nếu một mình chúng ta thực hiện công tác di tản lao động sẽ rất khó khăn, không làm nổi, vì vậy chúng ta phải liên lạc, phối hợp và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán các nước, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM).
* Doanh nghiệp phải lo cho lao động ra sao?
* Tôi muốn nhấn mạnh một điều, sự việc xảy ra không phải lỗi của doanh nghiệp hay lao động. Đây là rủi ro bất khả kháng. Chủ sử dụng lao động ở Libya cũng đã rất trách nhiệm khi mua vé, thuê máy bay cho lao động về nước. Vì vậy không thể bắt doanh nghiệp bồi thường vì họ không có lỗi, họ cũng chịu tổn thất lớn. Doanh nghiệp chỉ có thể hỗ trợ theo luật. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ thêm.
* PV:Thưa Bộ trưởng, tình hình sơ tán lao động Việt Nam khỏi Libya đã thực hiện tới đâu?
* Bộ trưởng NGUYỄN THỊ KIM NGÂN: Tổng số lao động Việt Nam làm việc tại Libya là 10.482 người. Trong số đó đến nay Ban Chỉ đạo phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Libya và một số nước lân cận cùng các doanh nghiệp sử dụng lao động đã sơ tán 6.196 lao động Việt Nam ra khỏi Libya, sang các nước thứ 3 như Ai Cập, Algeria, Malta, Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, Tunisia…. Trong số 6.196 lao động này, tính đến đêm 2-3 đã có 2.739 lao động về tới Việt Nam (chưa kể một số lao động tự về). Riêng trong ngày 2-3, có hơn 1.000 lao động về tới Việt Nam. Như vậy, hơn 3.000 lao động Việt Nam còn lại chưa di tản khỏi Libya. Nhưng theo báo cáo, hiện đã có 1.200 lao động trong số này đã xuống tàu sang các nước láng giềng; 1.400 người mang cờ ngoại giao đang đi bộ sang Tunisia...
* Hiện nay việc đưa lao động về nước vẫn diễn ra hết sức khẩn trương. 22 giờ hôm qua 2-3, tiếp tục có một chuyến bay thứ 2 của Vietnam Airlines bay tới Tunisia để đón lao động. Chuyến bay này bay mất 14 giờ vì thế đến trưa 3-3, mới đưa thêm được 350 lao động về nước. Sau đó sẽ vẫn tiếp tục có chuyên cơ của chúng ta đến Tunisia. Hiện nay, 5 đoàn công tác của Chính phủ có mặt ở nhiều điểm tập kết đông lao động Việt Nam vẫn đang hỗ trợ lương thực, quần áo và làm các thủ tục cần thiết để đưa lao động về trong thời gian sớm nhất. Chính phủ quyết tâm bằng mọi biện pháp đưa người lao động ở Libya về nước sớm nhất.
* Hiện còn bao nhiêu người kẹt lại ở Libya chưa thể di tản sang nước thứ 3?
* Còn hơn 200 người vẫn kẹt ở đó, trong những công xưởng nhỏ, ở vùng không có biểu tình. Nhưng rất may là chúng ta vẫn giữ được liên lạc, yêu cầu họ ở lại những nơi an toàn và chúng ta sẽ tìm mọi cách để đưa họ về. Nếu một mình chúng ta thực hiện công tác di tản lao động sẽ rất khó khăn, không làm nổi, vì vậy chúng ta phải liên lạc, phối hợp và tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, Đại sứ quán các nước, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM).
* Doanh nghiệp phải lo cho lao động ra sao?
* Tôi muốn nhấn mạnh một điều, sự việc xảy ra không phải lỗi của doanh nghiệp hay lao động. Đây là rủi ro bất khả kháng. Chủ sử dụng lao động ở Libya cũng đã rất trách nhiệm khi mua vé, thuê máy bay cho lao động về nước. Vì vậy không thể bắt doanh nghiệp bồi thường vì họ không có lỗi, họ cũng chịu tổn thất lớn. Doanh nghiệp chỉ có thể hỗ trợ theo luật. Chính phủ cũng sẽ hỗ trợ thêm.
Trước mắt việc cần làm ngay là cứ đưa lao động về hết đã, rồi tính tiếp. Có thể chuyển họ sang làm việc ở nước khác, hoặc hỗ trợ họ tìm việc làm. Không ai muốn sự cố xảy ra, bây giờ chỉ là cộng đồng trách nhiệm để giải quyết.
LÂM NGUYÊN
| |
- Thông tin liên quan: