Trước đó, các nhà chọn tạo giống tại Viện Nghiên cứu lúa gạo Bangladesh (BRRI) sử dụng phương pháp nuôi cấy túi phấn lúa - một trong những công cụ ứng dụng công nghệ sinh học từ giống gạo Niamat (Iran).
Việc ứng dụng công nghệ sinh học đã giúp BRRI tìm ra các giống gạo mới hơn so với phương pháp thông thường. Cùng thời điểm trên, Hội đồng Giống quốc gia Bangladesh cũng công nhận 4 giống lúa khác của BRRI là BRRIdhan-84 giàu kẽm, giống hè ngắn ngày BRRidhan-82, giống BRRIdhan 83 và giống lúa có khả năng chịu úng BRRidhan-85.
Với 5 giống được công nhận, tổng số giống lúa được BRRI nghiên cứu và phát triển đã lên tới con số 91. Trong số đó có 1 giống biến đổi gien, 6 giống lai, số còn lại là các giống lai năng suất cao (HYVs).
Bangladesh công bố giống lúa giàu kẽm đầu tiên trên thế giới - BRRIdhan-62 với hàm lượng 19mg/kg vào năm 2013. Từ đó đến nay, các nhà khoa học tại BRRI và Trường Đại học Nông nghiệp Bangabandhu Sheikh Mujibur Rahman phát triển thêm 6 giống lúa giàu kẽm khác.
Theo Giám đốc Nghiên Cứu BRRI, ông Tamal Lata Aditya, 2 giống lúa mới (giống biến đổi gien và giống giàu kẽm) giúp bổ sung thêm các lựa chọn tốt cho nông dân trong vụ đông, khi giống BRRIdhan 28 đang được gieo trồng chính. Cả 2 giống mới này đều có khả năng mang lại năng suất cao hơn so với giống BRRIdhan 28.