Thực hiện giảm tỉ lệ mù lòa có thể phòng tránh ở người trên 50 tuổi xuống 25% vào năm 2018 đang là mục tiêu mà ngành y tế nước ta đã đặt ra trong thời gian qua.
Cần nâng cao ý thức bảo vệ đôi mắt Số liệu từ WHO cho thấy, trên thế giới hiện nay có trên 285 triệu người mù và suy giảm thị lực, trong đó có 39 triệu người mù, 246 triệu người suy giảm thị lực ở mức trung bình hoặc nặng (khoảng 19 triệu trẻ em). Hiện 90% số người mù sống ở các nước thu nhập thấp, 80% số người bị suy giảm thị lực có thể phòng, chữa được; 65% trong tổng số người suy giảm thị lực là người trên 50 tuổi - trong khi tổng số người trong nhóm tuổi này chỉ chiếm 20% dân số thế giới…
Các hoạt động chăm sóc mắt cộng đồng của Công ty Rohto - Mentholatum Việt Nam
Tại Việt Nam, số liệu thống kê chưa đầy đủ cho thấy, hiện có trên 409.000 người mù lòa, 1/3 trong số này là những người nghèo không có tiền điều trị, 83% tỷ lệ người mù ở Việt Nam có thể phòng chữa được (bao gồm 69% là có thể chữa được và 15% có thể phòng ngừa được). Các nguyên nhân gây mù chính hiện nay qua điều tra cho thấy, đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân chủ yếu, chiếm tới 66,1%, sau đó là các bệnh lý đáy mắt (chiếm 10,5%), bệnh glôcôm (6,4%), tật khúc xạ (2,5%) và bệnh mắt hột (1,7% tổng số người mù).
Chính vì vậy, các bác sĩ nhãn khoa đã khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức bảo vệ đôi mắt của mình, nên khám mắt định kỳ tại các cơ sở nhãn khoa uy tín 6 tháng/1 lần để phát hiện sớm các bệnh về mắt, xử trí và điều trị kịp thời, trước khi bệnh biến chứng và nặng hơn. Theo WHO, nếu không có chương trình can thiệp kịp thời ở các nước cùng với sự giúp đỡ tích cực, có hiệu quả của WHO, các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là các bác sĩ nhãn khoa thì số người mù sẽ không ngừng tăng lên. Ước tính đến năm 2020, trên thế giới sẽ có khoảng 75 triệu người bị mù và hàng trăm người khiếm thị khác.Các bệnh nguy hiểm nhất về mắt Các điều tra gần đây cho thấy, đục thể thủy tinh vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những nước có thu nhập trung bình và thấp như Việt Nam. Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác như: bệnh lý đáy mắt, bệnh glôcôm, tật khúc xạ và bệnh mắt hột, tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị) cũng đang ngày càng phổ biến. Một khảo cứu gần đây của ngành y tế cho thấy, tình trạng khô mắt cũng đang là một trong những nguyên nhân dễ gây ra nhiều biến chứng mù lòa nếu chúng ta không biết cách phòng ngừa và chữa trị kịp thời. Khô mắt là một bệnh lý phổ biến. Nguyên nhân là do sự giảm thiểu về chất lượng và số lượng của nước mắt - có vai trò bôi trơn và bảo vệ bề mặt nhãn cầu. Thông thường, những bệnh lý về khô mắt ít được để ý tới vì triệu chứng lúc đầu rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu kéo dài đôi mắt sẽ bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến những biến chứng thường gặp như viêm kết mạc lúc đầu rất nhẹ nhưng khi bệnh trở nên nghiêm trọng hơn và chuyển thành thể mạn tính thì việc khám và chữa sẽ khó khăn hơn. Trường hợp nữa là dễ dẫn đến viêm giác mạc: là biến chứng nghiêm trọng do bệnh khô mắt không được điều trị hoặc không đáp ứng tốt với thuốc. Viêm giác mạc kết hợp với khô mắt có thể làm hỏng bề mặt của giác mạc, làm cho giác mạc dễ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn…