Bắt đầu từ cán bộ làm công tác cán bộ

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI thẳng thắn nêu một số trường hợp “đánh giá, bố trí cán bộ chưa công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”. Điều này cho thấy, một số cán bộ được cơ cấu, đề bạt, phân công không dựa trên tiêu chuẩn, quy chế cán bộ, cũng không dựa trên các phương pháp đánh giá khách quan, khoa học mà theo cảm tính.

Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI thẳng thắn nêu một số trường hợp “đánh giá, bố trí cán bộ chưa công tâm, khách quan, không vì yêu cầu công việc, không đúng sở trường, năng lực, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan lãnh đạo, sự phát triển của ngành, địa phương và cả nước”. Điều này cho thấy, một số cán bộ được cơ cấu, đề bạt, phân công không dựa trên tiêu chuẩn, quy chế cán bộ, cũng không dựa trên các phương pháp đánh giá khách quan, khoa học mà theo cảm tính.

Dư luận đã nhắc đến một số chữ “đồng” trong công tác cán bộ như “đồng hương”, “đồng tộc”, “đồng môn”... hoặc tình trạng có “bằng cấp” nhưng không bằng “bằng lòng”; thậm chí còn có chuyện “trí tuệ” không bằng “đồ đệ”, “quan hệ”, “tiền tệ”... Từ đó mới nảy sinh tình trạng “chạy”, “tạo quan hệ” để được cơ cấu, đề bạt. Tình trạng “chạy” giờ không còn là hiện tượng cá biệt nữa.

Qua kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng ở các cấp ủy địa phương và sở ngành, cho thấy, các cấp ủy Đảng từ trung ương đến địa phương cần rà soát lại quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt, luân chuyển cán bộ để sửa đổi, bổ sung những điểm không còn phù hợp và nghiêm túc thực hiện quy chế đó, không có trường hợp ngoại lệ. Các trường hợp vi phạm phải bị xử lý nghiêm túc. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ phải thật sự có đức, có tài, khiêm tốn, cầu thị và biết trọng tài. Phải thay đổi tình trạng “oai như tổ chức” thành “uy tín/nghiêm/liêm như tổ chức”...

Có như vậy mới tuyển được người giỏi, đề bạt được người tài cho sự nghiệp đổi mới của Đảng. Mạnh dạn để “khuyết” những vị trí chưa có người xứng đáng, tránh việc “so bó đũa chọn cột cờ”; đồng thời không được “phình to” bộ máy để “sắp xếp ghế”. Tức là, bố trí cán bộ phải theo công việc, còn xây dựng bộ máy phải theo chức năng, nhiệm vụ chứ không phải vì cán bộ.

Xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm liên quan đến công tác cán bộ. Tuyệt đối tránh tình trạng “giơ cao đánh khẽ” hoặc cán bộ có sai phạm thì chỉ “chuyển qua chuyển lại” thay vì phải kỷ luật, giáng chức, cách chức. Chú trọng bồi dưỡng đạo đức (đạo đức công vụ, đạo đức cán bộ...) cho cán bộ, đảng viên, nhất là lồng ghép trong các chương trình bồi dưỡng, đào tạo quản lý nhà nước, lý luận chính trị – hành chính...; tập trung thực hiện có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 là điều kiện và thời cơ thuận lợi để các địa phương, đơn vị mạnh dạn chấn chỉnh những xộc xệch, lỏng lẻo trong công tác tổ chức cán bộ, mà trước hết là người làm công tác cán bộ. 

TRỊNH MINH GIANG
(234 Võ Thị Sáu, TPHCM)

Tin cùng chuyên mục