Bất động sản khó khăn có thể dẫn tới khủng hoảng tài chính

Theo ông Trần Du Lịch, ở đây không đặt vấn đề giải cứu thị trường bất động sản mà phải đặt trong bài toán giải quyết đồng bộ cùng thị trường tài chính. Ông khuyến cáo các doanh nghiệp bất động sản lớn phải tự tái cơ cấu để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh...

Ngày 27-4, Báo Thanh Niên tổ chức hội thảo “Vực dậy bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế” , với sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Xây dựng, các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp bất động sản (BĐS).

Quang cảnh hội thảo “Vực dậy bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế”

Quang cảnh hội thảo “Vực dậy bất động sản, thúc đẩy phục hồi kinh tế”

Tại hội thảo, TS Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia cho rằng, thị trường BĐS đóng góp trực tiếp khoảng 12% GDP nhưng đóng góp gián tiếp tới 20-25% tăng trưởng kinh tế, vì BĐS liên quan tới ít nhất 50 ngành kinh tế khác. Riêng tại TPHCM, đây là ngành đứng thứ 4 trong 9 nhóm ngành dịch vụ chủ lực, có tác động rất lớn. Về mặt vĩ mô, nếu BĐS xảy ra vấn đề lớn sẽ kéo theo khả năng khủng hoảng thị trường tài chính...

Theo ông Trần Du Lịch, ở đây không đặt vấn đề giải cứu thị trường BĐS mà phải đặt trong bài toán giải quyết đồng bộ cùng thị trường tài chính. Ông Trần Du Lịch khuyến cáo các doanh nghiệp BĐS lớn phải tự tái cơ cấu để tạo môi trường kinh doanh lành mạnh; phía các cơ quan chức năng cần điều chỉnh các chính sách bất lợi để thị trường phát triển ổn định.

Một góc dự án chung cư HQC Bình Trưng Đông trên địa bàn TP Thủ Đức, TPHCM

Một góc dự án chung cư HQC Bình Trưng Đông trên địa bàn TP Thủ Đức, TPHCM

Lãnh đạo Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) chia sẻ rằng, khó nhất của doanh nghiệp bất động sản lúc này là vướng pháp lý, chiếm 70% dự án. Đơn cử như 156 dự án vướng pháp lý tại TPHCM mà HoREA đã có 9 lần gửi kiến nghị lên Trung ương và lãnh đạo TPHCM. Sau đó, với nỗ lực lớn, quyết liệt và được đánh giá cao trong tháo gỡ từ Trung ương và TPHCM, nhưng cũng mới chỉ gỡ được vài dự án.

Tin cùng chuyên mục