Bất hợp lý quy định đấu thầu thuốc

Ngày 28-6-2012, Bộ Y tế đã có Thông tư 11/2012/TT-BYT hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế (có hiệu lực từ ngày 1-9-2012). Theo đánh giá chung của ngành y tế, Thông tư 11 giúp công tác đấu thầu thuốc ở các cơ sở điều trị đi vào nề nếp hơn. Đặc biệt, việc đấu thầu theo thông tư này góp phần làm cho giá thuốc ổn định hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng phát hiện Thông tư 11 có điểm chưa phù hợp cần nhanh chóng điều chỉnh.

Ngày 28-6-2012, Bộ Y tế đã có Thông tư 11/2012/TT-BYT hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế (có hiệu lực từ ngày 1-9-2012). Theo đánh giá chung của ngành y tế, Thông tư 11 giúp công tác đấu thầu thuốc ở các cơ sở điều trị đi vào nề nếp hơn. Đặc biệt, việc đấu thầu theo thông tư này góp phần làm cho giá thuốc ổn định hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cũng phát hiện Thông tư 11 có điểm chưa phù hợp cần nhanh chóng điều chỉnh.

Theo Thông tư 11, nếu bất kỳ sản phẩm của nhà máy dược phẩm nào vi phạm chất lượng (do các trung tâm kiểm nghiệm của các tỉnh thành phát hiện) thì tất cả các sản phẩm của nhà máy đó bị trừ 15 điểm khi tham gia dự thầu trên toàn quốc. Với quy định này, các nhà máy có sản phẩm vi phạm đương nhiên bị “loại khỏi vòng đấu thầu” một cách oan uổng. Tính đến thời điểm này các trung tâm kiểm nghiệm tỉnh, thành công bố có 44 nhà máy (trên tổng số 132 nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP - WHO - chiếm tỷ lệ 33%) bị vi phạm chất lượng.

Theo DS Dương Công Minh, Trưởng phòng Tổng hợp Viện Kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm TPHCM, việc đưa tiêu chí vi phạm chất lượng vào thang điểm kỹ thuật trong đấu thầu là đúng. Tuy nhiên, DS Minh cho rằng, lô hàng thuốc bị phát hiện kém chất lượng ở trung tâm kiểm nghiệm cấp tỉnh, thành mà bị trừ điểm xét thầu trên toàn quốc là vô lý. Điều này còn mâu thuẫn với quy định hiện hành về kiểm nghiệm thuốc và mỹ phẩm.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp kết quả xét nghiệm trên mẫu lưu tại nhà máy là đạt chất lượng nhưng kết quả xét nghiệm của trung tâm kiểm nghiệm địa phương lại không đạt. Nguyên nhân thật dễ hiểu vì trong quá trình lưu thông phân phối các đơn vị cơ sở không thực hiện tốt các quy định về điều kiện bảo quản. Vả lại, Bộ Y tế đã có quy định, kết quả kiểm nghiệm của các trung tâm kiểm nghiệm cấp tỉnh chỉ có giá trị pháp lý trong tỉnh chứ không có giá trị trên toàn quốc.

Như vậy, để công tác đấu thầu có tính cạnh tranh cao chọn được những sản phẩm có giá cả phù hợp, tránh nguy cơ vỡ quỹ Bảo hiểm y tế và thiệt tài chính cho bệnh nhân, các chuyên gia y tế cho rằng Thông tư 11 cần sửa đổi: “Nếu trung tâm kiểm nghiệm địa phương nào công bố sản phẩm của nhà máy bị vi phạm chất lượng thì chỉ bị trừ điểm khi đấu thầu tại địa phương đó”. Ngoài ra theo ý kiến của DS Ngô Tùng Châu. Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương, để công tác đấu thầu thuốc tốt hơn, Thông tư 11 cần điều chỉnh mục 1, phụ lục 3 để các công ty dược dự thầu có hợp đồng mua bán, sản xuất gia công hoặc có giấy phép bán hàng của nhà máy được tính điểm như chính nhà máy dự thầu. 

MINH HÙNG

Tin cùng chuyên mục