Bé gái bị nhiễm trùng huyết đường tiêu hóa nghi do uống trà sữa

Sáng 18-1, Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM thông tin, vào rạng sáng cùng ngày, BV tiếp nhận bệnh nhi T.T.U., (14 tuổi, ngụ huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) được chuyển từ BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa tới trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương gan thận, cơ thể tím tái, đặt nội khí quản.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi

Sáng 18-1, bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện (BV) Nhi đồng 1 TPHCM thông tin, vào rạng sáng cùng ngày, BV tiếp nhận bệnh nhi T.T.U., (14 tuổi, ngụ huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) được chuyển đến từ BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa trong tình trạng suy hô hấp, tổn thương gan, thận, cơ thể tím tái, đặt nội khí quản.

Theo lời kể của người nhà, cách đây 1 tuần sau khi uống trà sữa mua ở bên ngoài và không ăn thêm thức ăn nào khác bé bị sốt, đau bụng, nôn ói dữ dội, tiêu lỏng trên 10 lần, không xác định được tính chất phân, nên được chuyển tới phòng khám đa khoa gần nhà rồi chuyển tới BV huyện Cam Lâm.

Sau ít ngày điều trị, bệnh nhi bớt ói, bớt sốt nhưng vẫn còn tình trạng đau bụng rồi được chuyển tới BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa. Tại đây, nhận thấy bệnh nhi có dấu hiệu bị suy gan, tổn thương thận nên các bác sĩ đã đặt nội khí quản và lọc máu liên tục.

Tuy nhiên, khi các triệu chứng không thuyên giảm, BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã chuyển bệnh nhi vào BV Nhi đồng 1, TPHCM.

Khi được chuyển tới BV Nhi đồng 1, da bé tím tái, nồng độ oxy trong máu xuống thấp, tim rõ đều, nên được xử trí ngay bằng cách hút đờm nhớt và cố định lại nội khí quản. Sau xử trí ban đầu thì da bé bắt đầu hồng lại.

BS Phương cho biết, có những bệnh nhi vẫn ăn uống, thậm chí uống sữa như bình thường xong là nhập viện.
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thức ăn nhiễm vi khuẩn Ecoli hoặc các loại vi khuẩn bám vào da, tay chân rồi đưa lên miệng ăn vào đường tiêu hóa, ở trong này chúng phát triển mạnh quá gây bệnh.

Hiện tại, bé có phản xạ ho khi kích thích, môi hồng, không sốc tim.

Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hoá và suy thận cấp.

Hiện các bác sĩ đang chờ các kết quả xét nghiệm để có phương pháp điều trị tiếp theo.

Theo BS Đinh Tấn Phương, tình trạng nhiễm trùng máu từ đường tiêu hóa thường có các triệu chứng ban đầu khởi phát từ đường tiêu hóa như sốt cao, ói, tiêu chảy, khả năng nghĩ đến nhiều nhất là do vi khuẩn xâm nhập từ đường tiêu hoá vào máu.

Trường hợp bệnh nhi chưa thể kết luận là đã nhiễm vi khuẩn từ loại thức ăn gì mà cần phải có xét nghiệm, điều tra dịch tễ học. Nếu nghi ngờ loại thức ăn, nước uống gì thì phải điều tra phân tích rồi đối chiếu với kết quả xét nghiệm máu, dịch phân mới biết đó là vi khuẩn gì.  

Tin cùng chuyên mục