Về quê làm trang trại
Xã Hương Thủy nằm gần sông Ngàn Sâu và ở vùng thấp trũng của huyện Hương Khê, hàng năm chịu nhiều thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra. Đời sống người dân nơi đây vẫn còn khó khăn. Những năm gần đây, một số hộ dân quê ở xã Hương Thủy đã mạnh dạn tiên phong lên vùng đất đồi núi hoang hóa để cải tạo, phát triển kinh tế mới. Ông Phạm Quang Hùng là một trong số đó. Bằng lòng quyết tâm và nỗ lực, ông Hùng đã xây dựng thành công trang trại tổng hợp, cho thu nhập hàng tỷ đồng. Đây cũng là một trong những trang trại điển hình lớn nhất, hiệu quả nhất ở huyện Hương Khê và tỉnh Hà Tĩnh. Đặc biệt, từ thành công của trang trại này đã góp phần phát triển, nhân rộng ra thêm nhiều mô hình kinh tế mới, hiệu quả đáng mừng ở địa phương.
Năm 2004, ông Hùng trở về quê xin UBND xã Hương Thủy và Công ty thông Hương Khê cho nhận khoán gần 50ha đất ở tiểu khu 208 (thuộc địa bàn xóm 2 và xóm 1). Thời điểm này, tiểu khu 208 là một vùng đất đồi núi khô cằn “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, bỏ hoang heo hút, cây cỏ dại, sim mua, lau lách mọc chi chít, không có đường đi lại, không có đường điện, khí hậu khắc nghiệt… Ông Hùng dốc hết vốn liếng và đi vay mượn anh em, bạn bè về cải tạo, quy hoạch. Thời gian đầu, để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và để phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, ông trồng hàng chục hécta cây keo tràm nguyên liệu, hơn 9,5ha cây dó bầu.
Sau hơn 5 năm chăm sóc, lứa cây keo tràm đầu tiên đã cho thu hoạch. Ông tổ chức trồng mới, tạo vòng, mang về số vốn kha khá. Lúc này, ông Hùng nhận thấy diện tích đất đồi còn rộng lại nằm bên đập thủy lợi, nguồn nước tự nhiên dồi dào, nên tiếp tục quy hoạch mở rộng trang trại quy mô lớn hơn. Ông đầu tư trồng mới 3.500 gốc cây cam bù, lấy giống từ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Thật may mắn, ít năm sau cam bù cho thu hoạch thắng lợi lớn. Đến năm 2013, ông trồng thêm hơn 2.000 gốc cây cam chanh. Năm 2018, riêng thu hoạch từ cam chanh đã đạt hơn 22 tấn, cam bù đạt gần 15 tấn và đặc biệt là sản phẩm từ trang trại luôn được khách hàng nhiều nơi rất ưa chuộng, đặt mua với số lượng lớn.
Bỏ túi tiền tỷ mỗi năm
Theo ông Hùng, đến nay ngoài diện tích trang trại ban đầu nhận khoán từ Công ty thông Hương Khê, ông còn cải tạo được thêm hàng chục hécta tận dụng từ đất bỏ hoang liền kề để trồng hàng vạn cây keo tràm; hơn 8.300 gốc cây cam bù, cam chanh và bưởi Phú Trạch. Ngoài ra, ông còn phát triển chăn nuôi hơn 40 con hươu lấy lộc nhung và sinh sản, hơn 100 con heo rừng, trồng thêm mít Thái Lan, xoài, nuôi ong lấy mật, nuôi cá, dế… Bình quân mỗi năm tổng thu nhập của trang trại đạt gần 3 tỷ đồng (các năm gặp thuận lợi tổng thu nhập tăng cao hơn). Trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng và 15-20 lao động thời vụ…
Để phát triển thành công trang trại tổng hợp, ông Hùng luôn áp dụng chặt chẽ, nghiêm khắc và có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, phải kể đến hệ thống đường ống nước ngầm tự phun nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Hiện tại, ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trang trại của ông Hùng là một trong những trang trại đầu tiên phủ sóng 100% hệ thống đường ống nước ngầm tự phun nhỏ giọt này. Ông Phạm Quang Hùng cho biết, do địa hình đồi núi ở Hương Thủy khô cằn, gió Lào nóng rát khắc nghiệt, thời tiết khô hạn, lũ lụt nhiều, nếu sử dụng cách tưới thủ công thì không thể đáp ứng được. Vì vậy, chỉ có sử dụng hệ thống đường ống nước ngầm tự phun nhỏ giọt là khả thi. Áp dụng hệ thống này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn trước gấp nhiều lần, vừa giảm được sức lao động, tiết kiệm nước, cây hấp thụ được tối đa lượng nước tưới, giúp tăng sản lượng, chất lượng... Trang trại cũng luôn sử dụng các loại phân bón phù hợp với điều kiện đất đai và các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Hàng năm, các cơ quan chức năng về lấy mẫu đất phân tích và kết luận kết quả đất tốt…
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Khê, cho biết, trang trại tổng hợp của ông Hùng lớn nhất ở huyện Hương Khê, có thu nhập cao, ổn định bền vững. Thời gian qua, trang trại đã góp phần quan trọng vào phủ xanh đất trống đồi trọc bỏ hoang, bảo vệ rừng; điều tiết, giữ nguồn nước thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho địa phương. Từ mô hình này, sắp tới Hội Nông dân huyện sẽ nhân rộng ra toàn huyện để cùng học tập, áp dụng...
“Ông Phạm Quang Hùng là một tấm gương điển hình trong sản xuất giỏi. Hàng năm ông còn tự nguyện đóng góp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; bỏ tiền túi và công sức xây dựng, tu sửa nhiều tuyến đường dân sinh để giúp nhân dân đi lại, sản xuất được thuận lợi nhất”, ông Lê Trọng Dũng chia sẻ.
Năm 2004, ông Hùng trở về quê xin UBND xã Hương Thủy và Công ty thông Hương Khê cho nhận khoán gần 50ha đất ở tiểu khu 208 (thuộc địa bàn xóm 2 và xóm 1). Thời điểm này, tiểu khu 208 là một vùng đất đồi núi khô cằn “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, bỏ hoang heo hút, cây cỏ dại, sim mua, lau lách mọc chi chít, không có đường đi lại, không có đường điện, khí hậu khắc nghiệt… Ông Hùng dốc hết vốn liếng và đi vay mượn anh em, bạn bè về cải tạo, quy hoạch. Thời gian đầu, để phủ xanh đất trống, đồi núi trọc và để phù hợp với điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng, ông trồng hàng chục hécta cây keo tràm nguyên liệu, hơn 9,5ha cây dó bầu.
Sau hơn 5 năm chăm sóc, lứa cây keo tràm đầu tiên đã cho thu hoạch. Ông tổ chức trồng mới, tạo vòng, mang về số vốn kha khá. Lúc này, ông Hùng nhận thấy diện tích đất đồi còn rộng lại nằm bên đập thủy lợi, nguồn nước tự nhiên dồi dào, nên tiếp tục quy hoạch mở rộng trang trại quy mô lớn hơn. Ông đầu tư trồng mới 3.500 gốc cây cam bù, lấy giống từ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh). Thật may mắn, ít năm sau cam bù cho thu hoạch thắng lợi lớn. Đến năm 2013, ông trồng thêm hơn 2.000 gốc cây cam chanh. Năm 2018, riêng thu hoạch từ cam chanh đã đạt hơn 22 tấn, cam bù đạt gần 15 tấn và đặc biệt là sản phẩm từ trang trại luôn được khách hàng nhiều nơi rất ưa chuộng, đặt mua với số lượng lớn.
Bỏ túi tiền tỷ mỗi năm
Theo ông Hùng, đến nay ngoài diện tích trang trại ban đầu nhận khoán từ Công ty thông Hương Khê, ông còn cải tạo được thêm hàng chục hécta tận dụng từ đất bỏ hoang liền kề để trồng hàng vạn cây keo tràm; hơn 8.300 gốc cây cam bù, cam chanh và bưởi Phú Trạch. Ngoài ra, ông còn phát triển chăn nuôi hơn 40 con hươu lấy lộc nhung và sinh sản, hơn 100 con heo rừng, trồng thêm mít Thái Lan, xoài, nuôi ong lấy mật, nuôi cá, dế… Bình quân mỗi năm tổng thu nhập của trang trại đạt gần 3 tỷ đồng (các năm gặp thuận lợi tổng thu nhập tăng cao hơn). Trang trại giải quyết việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng và 15-20 lao động thời vụ…
Để phát triển thành công trang trại tổng hợp, ông Hùng luôn áp dụng chặt chẽ, nghiêm khắc và có hiệu quả các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Trong đó, phải kể đến hệ thống đường ống nước ngầm tự phun nhỏ giọt theo công nghệ Israel. Hiện tại, ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trang trại của ông Hùng là một trong những trang trại đầu tiên phủ sóng 100% hệ thống đường ống nước ngầm tự phun nhỏ giọt này. Ông Phạm Quang Hùng cho biết, do địa hình đồi núi ở Hương Thủy khô cằn, gió Lào nóng rát khắc nghiệt, thời tiết khô hạn, lũ lụt nhiều, nếu sử dụng cách tưới thủ công thì không thể đáp ứng được. Vì vậy, chỉ có sử dụng hệ thống đường ống nước ngầm tự phun nhỏ giọt là khả thi. Áp dụng hệ thống này cho hiệu quả kinh tế lớn hơn trước gấp nhiều lần, vừa giảm được sức lao động, tiết kiệm nước, cây hấp thụ được tối đa lượng nước tưới, giúp tăng sản lượng, chất lượng... Trang trại cũng luôn sử dụng các loại phân bón phù hợp với điều kiện đất đai và các loại chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh. Hàng năm, các cơ quan chức năng về lấy mẫu đất phân tích và kết luận kết quả đất tốt…
Trao đổi với chúng tôi, ông Lê Trọng Dũng, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Khê, cho biết, trang trại tổng hợp của ông Hùng lớn nhất ở huyện Hương Khê, có thu nhập cao, ổn định bền vững. Thời gian qua, trang trại đã góp phần quan trọng vào phủ xanh đất trống đồi trọc bỏ hoang, bảo vệ rừng; điều tiết, giữ nguồn nước thủy lợi phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho địa phương. Từ mô hình này, sắp tới Hội Nông dân huyện sẽ nhân rộng ra toàn huyện để cùng học tập, áp dụng...
“Ông Phạm Quang Hùng là một tấm gương điển hình trong sản xuất giỏi. Hàng năm ông còn tự nguyện đóng góp giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; bỏ tiền túi và công sức xây dựng, tu sửa nhiều tuyến đường dân sinh để giúp nhân dân đi lại, sản xuất được thuận lợi nhất”, ông Lê Trọng Dũng chia sẻ.