Bỏ mặc tiền bị chiếm đoạt

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý  làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (viết tắt Công ty Vifon) vừa kết thúc. Mức án nghiêm khắc đã được tuyên đối với các bị cáo.

Phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tham ô tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, cố ý  làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (viết tắt Công ty Vifon) vừa kết thúc. Mức án nghiêm khắc đã được tuyên đối với các bị cáo.

Tuy nhiên, điều đọng lại sau phiên tòa khiến dư luận thắc mắc chính là việc Bộ Công thương Việt Nam chối bỏ tư cách nguyên đơn dân sự của mình trong vụ án này, đồng nghĩa với việc không thừa nhận thiệt hại số tiền 9,893 tỷ đồng do Công ty Vifon bị chiếm đoạt.

 Tuy nhiên, hội đồng xét xử đã dựa vào những quy định của pháp luật để xác định Bộ Công nghiệp - nay là Bộ Công thương chính là bộ quản lý ngành đối với Công ty Vifon, nghĩa là đại diện chủ sở hữu, có quyền về tài sản đối với Công ty Vifon. Với những thiệt hại đã xảy ra, Bộ Công thương là nguyên đơn dân sự trong vụ án. Do vậy, dù Bộ Công thương không yêu cầu, hội đồng xét xử vẫn buộc bị cáo Nguyễn Thanh Huyền (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty Vifon) phải bồi thường cho Bộ Công thương 9,893 tỷ đồng.

Từ vụ án này, nhớ đến vụ tiêu cực đất đai xảy ra tại huyện Hóc Môn do Trần Thị Hà (nguyên Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng, thương mại và kinh doanh nhà Thành Phát) và Hà Văn Hòa (chồng Hà, nguyên Phó Giám đốc Công ty Thành Phát) chủ mưu. Vợ chồng Hà - Hòa đã dùng nhiều thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ dự án xây dựng khu dân cư và khu công nghiệp sạch tại xã Đông Thạnh, huyện Hóc Môn để trình lên cấp có thẩm quyền phê duyệt. Tiếp theo, Hà dùng hồ sơ dự án này đưa vào thế chấp vay của chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Chợ Lớn (viết tắt Agribank chi nhánh Chợ Lớn) 3.000 lượng vàng và 18 tỷ đồng, qua đó chiếm đoạt của ngân hàng 10,5 tỷ đồng.

Tại phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm lần thứ nhất, đại diện Agribank chi nhánh Chợ Lớn nhất mực cho rằng ngân hàng không bị thiệt hại, từ đó không yêu cầu vợ chồng Hà - Hòa bồi thường. Tuy nhiên, đến ngày 21-3-2013, Ngân hàng NN-PTNT Việt Nam đã có ý kiến chỉ đạo Agribank chi nhánh Chợ Lớn thực hiện kiến nghị tại Kết luận thanh tra số 40/KLTT ngày 15-4-2009 của Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, về việc phục hồi nợ vay của Công ty TNHH Thành Phát tại Agribank chi nhánh Chợ Lớn. Tháng 4-2013, ông Phạm Đăng Bộ, Giám đốc Agribank chi nhánh Chợ Lớn, đại diện theo ủy quyền của Agribank, ký đơn yêu cầu Trần Thị Hà bồi thường thiệt hại cho Agribank gồm vốn vay 3.000 lượng vàng SJC, 18 tỷ đồng và lãi vay 3,063 tỷ đồng. Nghĩa là đến lúc này, Agribank chi nhánh Chợ Lớn mới thừa nhận ngân hàng thật sự có thiệt hại. Tại phiên xử sơ thẩm lần thứ hai vào tháng 8-2013 vừa qua, TAND TPHCM tuyên Hà và Hòa phải liên đới bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho Agribank chi nhánh Chợ Lớn.

Chợt nghĩ, chẳng lẽ “cha chung không ai khóc”? Tiền bị mất là tiền của nhà nước nên đơn vị bị thiệt hại bỏ mặc, không cần đòi lại; hay vì sĩ diện nên không dám thừa nhận những sai sót trong công tác quản lý, trong hoạt động của mình?.

ÁI CHÂN

Tin cùng chuyên mục