Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân: Hạn chế nhập khẩu máy móc cũ

Ngày 25-8, nhân Hội thảo “Tăng cường công tác truyền thông KH-CN đối với phóng viên, biên tập viên báo chí khu vực phía Nam”, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân đã có những trao đổi trước các vấn đề nóng của ngành KH-CN nước nhà thời gian qua. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Quân dành nhiều thời gian để nói về Thông tư 20 (Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng). 
Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân: Hạn chế nhập khẩu máy móc cũ

Ngày 25-8, nhân Hội thảo “Tăng cường công tác truyền thông KH-CN đối với phóng viên, biên tập viên báo chí khu vực phía Nam”, Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân đã có những trao đổi trước các vấn đề nóng của ngành KH-CN nước nhà thời gian qua. Trong đó, Bộ trưởng Nguyễn Quân dành nhiều thời gian để nói về Thông tư 20 (Quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng). 

Bộ trưởng Bộ KH-CN Nguyễn Quân trao đổi với các phóng viên, biên tập viên khu vực phía Nam

 
- PV: Thưa Bộ trưởng, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về công tác sửa đổi Thông tư 20. Quan điểm của ông trong vấn đề này như thế nào?
 
- Bộ trưởng Bộ KH-CN NGUYỄN QUÂN: Chính phủ và Bộ KH-CN ban hành Thông tư 20 với mong muốn siết chặt tình trạng nhập khẩu tràn lan các thiết bị đã quá cũ nát. Tránh biến Việt Nam thành bãi rác thải nguy hại, rác thải công nghiệp, cũng như hạn chế rủi ro cho các doanh nghiệp trong nước. Thiết bị quá cũ nát sẽ dẫn đến hai hệ lụy: Thứ nhất là gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn và tiêu tốn nhiều năng lượng. Thứ hai, máy móc cũ không thể sản xuất được sản phẩm tốt để cạnh tranh với sản phẩm nước ngoài. Quan điểm của Chính phủ là phải kiểm soát việc này.

Chính phủ và Bộ KH-CN vẫn tiếp thu các ý kiến phản hồi của doanh nghiệp đối với Thông tư 20 đã ban hành vào năm 2014 để tiến hành chỉnh sửa và bổ sung. Mục đích cuối cùng phải đạt được là dung hòa được lợi ích của doanh nghiệp với mục tiêu hiện đại hóa máy móc sản xuất trong nước. Đến nay, về cơ bản, Thông tư 20 sửa đổi đã được hoàn thiện giải quyết được các vấn đề mà doanh nghiệp đã thắc mắc thời gian qua.
 
- Cụ thể, những điểm mới đó là gì, thưa Bộ trưởng?

- Đầu tiên, tuổi của thiết bị đã được nới ra, không phải 5 năm mà tới 10 năm. Thứ hai, việc giám định chất lượng máy móc không chỉ dựa trên số năm sử dụng mà đánh giá thiết bị đó có phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam hay không. Nếu Việt Nam chưa có quy chuẩn đó thì phải tuân thủ tiêu chuẩn của các nước G7. Lâu nay, chất lượng máy móc được sản xuất bởi các nước G7 đã khẳng định được chất lượng: có tuổi thọ cao, ít tiêu tốn năng lượng, ít gây ô nhiễm môi trường. Thứ ba, là đơn giản hóa tối đa các thủ tục thông quan cho doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa cung cấp được giấy tờ chứng minh tuổi thiết bị cũng như tiêu chuẩn sản xuất thì vẫn có thể đưa về kho bảo quản. Trong thời hạn quy định tại Luật Hải quan, doanh nghiệp có quyền bổ sung để được thông quan. Điều thuận lợi nữa là việc chứng nhận chất lượng máy móc không quá khó khăn, bởi chỉ cần chứng nhận kỹ thuật và số năm sử dụng chứ không cần giám định chất lượng còn lại.
 
- Siết chặt nhập khẩu thiết bị máy móc cũ buộc doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn. Việc này có gây khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không?
 
- Doanh nghiệp phải ý thức được những rủi ro khi chúng ta ký thành công các hiệp định thương mại tự do như TPP hay EU FTA. Lúc đó, hàng hóa nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam mà không chịu (hoặc chịu rất ít) thuế suất nhập khẩu. Hàng hóa trong nước nếu tiếp tục sản xuất với máy móc cũ sẽ có chất lượng thấp hơn, giá thành cao hơn, từ đó không thể cạnh tranh được. Việc nhập khẩu thiết bị máy móc quá cũ nát vào thời điểm này là doanh nghiệp đang tự hại mình. Có thể, việc đầu tư máy móc mới ban đầu đòi hỏi vốn cao, nhưng bài toán kinh tế có thể giải quyết được nếu doanh nghiệp có hàng hóa chất lượng.
 
- Cảm ơn Bộ trưởng!

TƯỜNG HÂN (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục